Hé lộ nguyên nhân khiến nền văn minh sông Ấn suy tàn

Tồn tại dọc theo sông Ấn nằm về phía Tây Bắc của tiểu lục địa Ấn Độ trong khoảng thời gian từ năm 2.800-1.800 TCN, văn minh sông Ấn hay văn minh Harappa được coi là một trong những nền văn minh vĩ đại nhất của nhân loại thời cổ đại.


Cho đến nay có hơn 1.050 di chỉ của nền văn minh này đã được xác định, phần lớn dọc theo sông Ấn, gồm trên 140 thành phố và làng mạc. Vào thời hoàng kim, ước tính trên 5 triệu người đã sinh sống ở các khu dân cư này.


Đáng tiếc rằng nguồn tài liệu về văn minh sông Ấn không có nhiều. Chỉ khoảng 10% làng mạc nhà cửa được khai quật, chữ viết chưa được giải mã và việc nền văn minh này biến mất đột ngột từ khoảng 1.900 TCN cũng chưa được giải thích hoàn toàn.


Các nhà sử học có ý kiến khác nhau về nguyên nhân sự phân rã và biến mất của nền văn minh sông Ấn. Giả thuyết phổ biến là nền văn minh này đã sụp đổ bởi một thảm họa thiên nhiên.


Các nhà khoa học của Hiệp hội Địa vật lý Mỹ cho rằng, những trận động đất lớn có thể đã triệt hạ nền văn minh sông Ấn cùng một số nền văn minh lớn khác, như văn minh Maya ở Trung Mỹ.


Ngoài động đất, những thảm họa trên diện rộng khác như hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh đã càn quét và làm suy kiệt các khu dân cư của người Ấn Độ thời cổ đại.


Một giả thuyết đáng chú ý khác là văn minh sông Ấn đã tự tiêu vong khi tại nhiều khu định cư nhỏ dân số đã tăng trưởng vượt quá giới hạn tự nhiên, khiến xã hội bị sụp đổ vì không đủ tài nguyên để duy trì.


Cuối cùng là giả thuyết văn minh sông Ấn bị xóa sổ bởi một cuộc xâm lược từ bên ngoài, cụ thể là người Aryan, nền tảng của các dân tộc Ấn Độ ngày nay.


Có thể người Aryan đã xâm chiếm các thành phố ở thung lũng sông Ấn, khuất phục cộng đồng cư dân ở nơi đây và áp đặt nền văn hóa riêng cùng tôn giáo của họ.


Ngày nay, những dấu tích nổi bật của nền văn minh sống Ấn là hai trung tâm đô thị HarappaMohenjo-Daro. Các di tích này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, là điểm đến thu hút đông đảo du khách quốc tế ở đất nước Pakistan.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật

Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật

Không cần chặt cây vẫn lấy được gỗ, kỹ thuật cổ xưa của người Nhật khiến thế giới kinh ngạc

Đăng ngày: 02/07/2025
Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Đăng ngày: 02/07/2025
Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Đăng ngày: 02/07/2025
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/07/2025
8 siêu năng lực

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra

Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.

Đăng ngày: 02/07/2025
Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở

Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở

Hai ngàn năm trước, các du khách cổ đại đã đến một ngôi đền Hi Lạp-La mã ở Hierapolis (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ), nằm bên trên một chiếc hang được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới bên kia.

Đăng ngày: 02/07/2025
1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

Tấc, ly, phân, thước là những đơn vị đo chiều dài những đồ vật có kích thước nhỏ khá quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta thời kỳ Cổ Đại.

Đăng ngày: 02/07/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News