Chất thải kỳ dị của côn trùng, không ngờ là gia tài

Thứ tưởng như chất thải này từng một thời là sản vật quý giá, được các nhà buôn phương Tây săn lùng.

Bọ là giống loài luôn bị ghét do đa số gây hại cho cây trồng, cũng như điều kiện sống của con người. Tuy nhiên, một số loài bọ lại được người ta "săn lùng" do sản sinh ra những vật chất quý hiếm, có giá trị sử dụng cao.

Chất thải kỳ dị của côn trùng, không ngờ là gia tài
Cánh kiến đỏ - một tạp chất có dạng nhựa màu đỏ, do bọ cánh kiến đỏ tiết ra, thường bám lại trên cây tạo ra hình dạng kỳ dị.

Một trong số đó là loài bọ cánh kiến đỏ (tên khoa học: Kerria lacca). Nó là một loài rệp sáp thuộc họ Kerriidae, sống ký sinh trên một số loài cây gỗ trong rừng rậm ở Ấn Độ và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Chúng là nguồn gốc của cánh kiến đỏ - tạp chất có dạng nhựa màu đỏ, do bọ cánh kiến đỏ tiết ra trên thân cây trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

Sản vật này có thể được thu hoạch để điều chế sơn cánh kiến - vốn được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, và được người xưa quý "như vàng".

Lý do là bởi sơn cánh kiến sau khi điều chế quét lên bề mặt đồ gỗ sẽ tạo bề mặt bóng bẩy, màu sắc tươi tắn, hấp dẫn. Đây cũng là công dụng phổ biến nhất của loại sản vật này.

Chất thải kỳ dị của côn trùng, không ngờ là gia tài
Bọ cánh kiến đỏ. (tên khoa học: Kerria lacca).

Hữu dụng là vậy, nhưng do sản lượng khai thác cực kỳ thấp, đã khiến sơn cánh kiến có giá trị cao.

Thời phong kiến, nó được sử dụng như cống phẩm thượng hạng giữa quốc gia trong khu vực và được các nhà buôn phương Tây săn lùng.

Ngoài ra, sơn cánh kiến còn được dùng làm thuốc nhuộm, hoặc dùng thuốc chữa bệnh.

Lịch sử ghi nhận Việt Nam từng là một trong những quốc gia rất mạnh về sản xuất sơn cánh kiến. Trong những năm 1970-1980, người dân huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đã tận dụng các cánh rừng cọ phèn để xuất cánh kiến đỏ với sản lượng hàng trăm tấn mỗi năm, xuất khẩu ra nhiều nước Đông Âu.

Thời ấy, những gia đình có tổ bọ cánh kiến đỏ trong vườn giống được ví như sở hữu một gia tài. Thế nhưng, có người có người lại không hề hay biết điều này, và tiêu diệt chúng vì nghĩ là côn trùng có hại.

Chất thải kỳ dị của côn trùng, không ngờ là gia tài
Những gia đình có tổ bọ cánh kiến đỏ trong vườn giống được ví như sở hữu một gia tài.

Dần theo thời gian, do sự suy thoái của môi trường, bọ cánh kiến đỏ đã giảm mạnh cả về diện tích phân bố lẫn số lượng các cá thể. Loài côn trùng này giờ đây được xếp vào nhóm động vật "Sẽ nguy cấp" (VU) trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2020.

Với việc không có đủ nguồn cung, kết hợp với việc giờ đây đã có nhiều loại sơn và chất tạo màu tổng hợp, nên sơn cánh kiến không còn được sử dụng rộng rãi, và nghề làm sơn từ cánh kiến cũng đã trở nên mai một.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện loài cà phê mới có quả màu đen kỳ lạ

Phát hiện loài cà phê mới có quả màu đen kỳ lạ

Loài cà phê mới Coffea Stenophylla, có quả màu đen chứ không phải quả đỏ đặc trưng như cà phê Arabica và Robusta, được nhìn thấy ở Bờ Biển Ngà.

Đăng ngày: 22/04/2021
Các nhà khoa học

Các nhà khoa học "dịch" thành công mạng nhện thành nhạc và đang cố gắng giao tiếp với chúng

Công trình nhiên cứu phân biệt rõ các rung động trên mạng nhện, xem đâu là mồi sa lưới và đâu là tiếng nhón gót êm ái của những con nhện sa lưới tình.

Đăng ngày: 20/04/2021
Một quả dưa hấu có bao nhiêu nước và có phải dưa hấu nào cũng hình tròn?

Một quả dưa hấu có bao nhiêu nước và có phải dưa hấu nào cũng hình tròn?

Trong những ngày nắng nóng, với nhiều người thì không có gì tuyệt vời bằng một miếng dưa hấu lớn.

Đăng ngày: 17/04/2021
Loài kiến kì lạ

Loài kiến kì lạ "thu nhỏ" bộ não để làm kiến chúa

Đối với một số loài kiến, kiến chúa đã chết có nghĩa là đàn kiến sẽ bị " tan đàn". Tuy nhiên, điều đó không thực sự đúng với loài kiến nhảy Ấn Độ

Đăng ngày: 16/04/2021
Ánh sáng LED có thể gia tăng hoạt chất sinh học trong thảo mộc

Ánh sáng LED có thể gia tăng hoạt chất sinh học trong thảo mộc

Các hợp chất hóa học trong thảo mộc có rất nhiều công dụng hữu ích, cả trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.

Đăng ngày: 14/04/2021
Choáng với sinh vật giữ nguyên hình dạng thời khủng long, trốn dưới mỏ vàng

Choáng với sinh vật giữ nguyên hình dạng thời khủng long, trốn dưới mỏ vàng

Một loài vi sinh vật thuộc về siêu lục địa đã mất Pangea đã gây sốc cho giới khoa học khi hoàn toàn ngừng tiến hóa trong suốt 175 triệu năm, tức từ giữa kỷ Jura.

Đăng ngày: 13/04/2021
Giải cứu loại hạt lớn nhất thế giới

Giải cứu loại hạt lớn nhất thế giới

Dừa biển được xếp vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng trong Sách đỏ. Các nhà bảo tồn đã vào cuộc cùng người dân Seychelles để bảo vệ loài cây đặc biệt này.

Đăng ngày: 13/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News