Châu Âu tích cực phát triển, sử dụng năng lượng tái tạo

Báo cáo của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố ngày 10/3, cho biết Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được bước tiến vững chắc hướng tới mục tiêu đến năm 2020, các nguồn năng lượng tái tạo sẽ chiếm 20% tổng mức năng lượng tiêu thụ của toàn châu lục.

Năm 2012, tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng tiêu thụ đạt 14,1%, tăng so với 13% của năm trước đó.

Dẫn đầu EU trong lĩnh vực này là Thụy Điển, Latvia và Phần Lan. Trong lúc nước Anh, Hà Lan cùng với Luxembourg và Malta tỏ ra "tụt hậu", khi tỷ lệ năng lượng tái tạo của bốn quốc gia trên lần lượt chỉ là 4,2%, 4,5%, 3,1% và 1,4% tổng mức tiêu thụ năng lượng.

Khi việc tiêu thụ năng lượng tái tạo bắt đầu được đặt ra vào năm 2004, mức tiêu thụ điện gió, điện Mặt Trời, thủy điện, địa nhiệt và sinh khối (biomass)... trên toàn EU chỉ chiếm 8,3%. Năng lượng tái tạo được sản xuất và tiêu thụ mạnh nhất vào khoảng năm 2004 và 2012 với các quốc gia đi đầu là Thụy Điển, Đan Mạch và Áo. Tại Pháp, cũng ghi nhận được nỗ lực rất lớn khi trong vòng 8 năm qua, tỷ lệ năng lượng tái tạo của nước này đã tăng từ 9,3% lên 13,4%.

Ủy ban châu Âu (EC) khẳng định rằng EU sẽ đạt được mục tiêu tổng thể là tới năm 2020, tỷ lệ năng lượng tái tạo chiếm 20% tổng mức tiêu thụ năng lượng, giảm 20% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và tiết kiệm 20% mức tiêu thụ năng lượng như những nỗ lực nhằm giúp ngăn chặn hiện tượng Trái Đất nóng lên.

Trong khi đó, về phần mình, EC hướng tới giảm lượng khí thải xuống còn 40% so với năm 1990, bên cạnh việc tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo lên 27% và tiết kiệm 25% mức tiêu thụ năng lượng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News