Châu chấu từ Trung Quốc vào Việt Nam phá hoại, rồi lại bay trở về

Đàn châu chấu tre lưng vàng di trú từ Trung Quốc, Lào vào Việt Nam phá hoại 60ha cây tre, ngô, nhưng nay chúng lại bay trở lại Trung Quốc.

Bộ NN-PTNT vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình châu chấu tre lưng vàng và châu chấu sa mạc.

Báo cáo nêu rõ, đến nay, châu chấu tre lưng vàng gây hại chủ yếu tại 8 tỉnh (Sơn La, Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Quảng Ninh và Thanh Hóa). Diện tích nhiễm châu chấu tre lưng vàng gây hại từ đầu năm đến nay là 277 ha, chủ yếu trên tre luồng và một phần nhỏ diện tích cây nông nghiệp (ngô).

Trong khoảng thời gian tháng 6 đến tháng 7, châu chấu tre lưng vàng có hiện tượng di trú từ Trung Quốc, Lào vào Việt Nam (đầu tháng 6/2020 châu chấu tre lưng vàng di trú từ Lào sang địa bàn tỉnh Thanh Hóa; từ ngày 20/7 di trú từ Trung Quốc sang Điện Biên), diện tích nhiễm khoảng 60ha. Nhưng từ ngày 23/7 đến nay không còn châu chấu do chúng lại bay trở về Trung Quốc.

Châu chấu từ Trung Quốc vào Việt Nam phá hoại, rồi lại bay trở về
Châu chấu tre bay sang Việt Nam phá hoại tre luồng, ngô... nay lại bay trở về Trung Quốc. 

Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật cùng với các địa phương thường xuyên nắm chắc tình hình phát sinh gây hại của loài châu chấu này để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Thời gian qua, hầu hết các địa phương đã chủ động công tác điều tra phát hiện và phòng trừ hiệu quả, không để gây hại trên diện rộng, nhất là các địa phương giáp biên giới tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung Quốc, Lào để nắm bắt thông tin và hợp tác trong việc phối hợp phòng trừ châu chấu tre lưng vàng.

Bộ NN-PTNT tiếp tục hợp tác, trao đổi thông tin với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), Trung Quốc để theo dõi tình hình châu chấu sa mạc trên thế giới.

Đến nay châu chấu sa mạc vẫn phát sinh, gây hại ở các nước khu vực Đông Phi (Kenya, Ethiopia, Somalia,...), bán đảo Ả Rập (Arab Saudi, Yemen, Oman,... ), Tây Á (Ấn Độ, Pakistan, Iran,... ) và đang có xu hướng giảm mật độ vì chúng quay về nơi sinh sản hàng năm.

Diện tích châu chấu sa mạc gây hại ở các nước nói trên lên tới gần 400.000 ha cây trồng nông lâm nghiệp và đồng cỏ. “Đến nay châu chấu sa mạc chưa xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam”, Bộ NN-PTNT khẳng định.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ở Nam Cực, có loài chim cánh cụt

Ở Nam Cực, có loài chim cánh cụt "đại tiện" ra đường phân dài tới 1,34 mét

Nếu có dịp tới chơi Nam Cực mùa chim cánh cụt ấp trứng, bạn hãy dè chừng những đường dung dịch trắng nhờ bắn ra từ tổ chim nhé.

Đăng ngày: 29/07/2020
Bẫy ảnh chụp được những động vật quý hiếm nhất thế giới

Bẫy ảnh chụp được những động vật quý hiếm nhất thế giới

Những loài động vật siêu quý hiếm trên thế giới đã xuất hiện trong bộ ảnh mới được chụp bằng bẫy ảnh của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF).

Đăng ngày: 29/07/2020
Các nhà khoa học nỗ lực cứu loài ếch lớn nhất sống dưới nước

Các nhà khoa học nỗ lực cứu loài ếch lớn nhất sống dưới nước

Các nhà khoa học quốc tế đang hợp tác để cứu loài ếch Titicaca khổng lồ trước bờ vực tuyệt chủng.

Đăng ngày: 28/07/2020
Động vật có trả thù giống như con người không?

Động vật có trả thù giống như con người không?

Đã bao giờ bạn tự hỏi, động vật có suy nghĩ và hành động trả thù giống như con người hay không? Câu trả lời sẽ được giải đáp phần nào thông qua những phân tích của các chuyên gia trong bài viết này.

Đăng ngày: 27/07/2020
Chiến tranh đà điểu tại xứ sở chuột túi

Chiến tranh đà điểu tại xứ sở chuột túi

Một trong những loài vật bản địa độc đáo của “xứ sở chuột túi” là chim emu, hay còn gọi là đà điểu sa mạc Australia, loài chim lớn thứ hai trên thế giới còn tồn tại.

Đăng ngày: 26/07/2020
Bất ngờ với nguồn gốc châu Phi của cá sấu Mỹ

Bất ngờ với nguồn gốc châu Phi của cá sấu Mỹ

Các cấu trúc xương mới được tìm thấy trên hộp sọ của Crocodylus checchiai - một loại cá sấu châu Phi đã tuyệt chủng cho thấy cá sấu Mỹ có nguồn gốc ở châu Phi.

Đăng ngày: 25/07/2020
Biến đổi khí hậu sẽ khiến gấu Bắc Cực diệt vong vào cuối thế kỷ 21

Biến đổi khí hậu sẽ khiến gấu Bắc Cực diệt vong vào cuối thế kỷ 21

Các nhà khoa học phỏng đoán rằng nếu tình hình nóng lên toàn cầu không dừng lại mà tiếp tục làm băng hai cực tan ra thì loài gấu Bắc Cực sẽ hoàn toàn diệt vong vào cuối thế kỷ 21.

Đăng ngày: 24/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News