Chạy marathon trên vũ trụ cũng cực kỳ mệt mỏi
Phi hành gia Sunita Williams dự định tham gia cuộc thi Marathon Boston ngày 16/4 tới trong tình trạng buộc chặt mình vào chiếc máy chạy trên Trạm Vũ trụ Quốc tế. Tuy không phải đối mặt với thực địa thật trong cuộc thi, song cô vẫn sẽ gặp những thách thức lớn trong cuộc đua dài 42,2 km này.
Đầu tiên là chiếc áo bảo hộ cô phải mặc để giữ cho thân mình khỏi bay lên trên chiếc máy chạy. Chiếc áo sẽ khiến vai và hông đau nhức thậm chí ngay cả khi chạy những quãng ngắn. Williams cho biết cô dự định sẽ thường xuyên nghỉ giữa chừng để vai và hông có cơ hội nghỉ ngơi.
"Bộ quần áo này thực sự là một dạng thiết bị tra tấn", trưởng trạm ISS Michael Lopez-Alegria nhận xét. Tất cả các thành viên của trạm đều phải luyện tập khoảng 2 tiếng mỗi ngày để làm chậm lại quá trình mất cơ và xương trong tình trạng không trọng lượng.
![]() |
Phi hành gia Sunita Williams dự định chạy marathon trên chiếc máy tập chạy trên Trạm vũ trụ quốc tế. (Ảnh: NASA) |
Giờ đây, cô đã nâng chế độ luyện tập lên 24 km.
Một vấn đề khác khi chạy marathon trong vũ trụ là mồ hôi không rơi, nó chỉ lơ lửng xung quanh người cho đến khi chúng kết khối lại và trôi đi xa. Williams cho biết cô dự định sẽ thay đổi quần áo ở giữa cuộc chạy để giải quyết vấn đề này.
Còn nữa, để ngăn cho chiếc máy tập không làm lắc lư trạm khi các nhà du hành sử dụng, thiết bị này không được gá chặt vào thành Trạm quốc tế. Song Williams cho biết sự dao động nhẹ của cái máy khiến cho việc chạy trên đó khó khăn hơn nhiều.
Cuối cùng, để đối phó với tình trạng buồn tẻ khi chạy trong một thời gian dài như vậy mà cảnh vật và đám đông cổ vũ xung quanh chẳng thay đổi, Williams sẽ mở một bộ phim trên máy tính xách tay.
Williams từng chạy một cuộc marathon khác trong 3 giờ 29 phút, đủ tiêu chuẩn để tham gia cuộc đua. Cô dự kiến chuyến chạy trong vũ trụ lần này sẽ chậm hơn nhiều, trung bình 10 phút cho mỗi dặm trên máy. Tuy nhiên, nếu các quan chức cuộc thi lưu ý rằng Trạm ISS đang bay với tốc độ khoảng 27.000 km mỗi giờ, thì Williams về mặt kỹ thuật mà nói đã thực hiện cuộc đua trong thời gian kỷ lục - 5,4 giây.
Ngoài các cộng sự trên trạm quốc tế, sẽ có một nhóm cổ động viên nho nhỏ cho Williams, đó là thành viên của tàu Soyuz, sẽ lên Trạm vào ngày 9/4 tới.
Chị gái của Williams sẽ tham gia cuộc thi marathon thật ở Boston.
T. An

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
