Cháy rừng khiến bầu trời San Francisco biến thành màu cam như sao Hỏa
Ngày 9/9, bầu trời ở khu vực Vịnh San Francisco đã chuyển thành màu cam vì khói bốc lên từ các vụ cháy rừng hoành hành khắp bang California - Mỹ.
Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ (NWS) cho biết khói sẽ từ từ xuống gần mặt đất hơn, dẫn tới "bầu trời tối hơn và chất lượng không khí xấu đi". "Các vụ cháy rừng nhiều kỷ lục khắp bang California và miền Tây đã tạo ra lượng khói chưa từng có trong khí quyển" - NWS viết trên Twitter.
Bầu trời ở khu vực Vịnh San Francisco đã chuyển thành màu cam vì khói bốc lên từ các vụ cháy rừng.
Một đám khói khổng lồ đã che phủ phần lớn bang California hôm 9/9. Cộng thêm ánh nắng từ mặt trời, bầu trời San Francisco trở thành một vùng sáng màu cam kỳ dị, khiến nơi đây không khác gì một thành phố trên sao Hỏa, theo mô tả của kênh Fox News.
Cầu Cổng vàng bị bao phủ bởi khói hôm 9/9. (Ảnh: AP).
Tòa thị chính San Francisco sáng 9/9 (giờ địa phương). (Ảnh: AP).
Nhà khoa học khí hậu Daniel Swain của trường ĐH California cho biết: "Những đám khói cực kỳ dày đặc và cao từ nhiều đám cháy rừng lớn gần như che hoàn toàn mặt trời tại một số khu vực của miền Bắc California".
Ngoài ra, gió mạnh trong những ngày qua đã kéo theo tro bụi từ các đám cháy ở phía Bắc California và Sierra Nevada đến khu vực Vịnh San Francisco. Hầu hết xe hơi trong khu vực phải bật đèn pha và các tòa nhà văn phòng cũng phải sử dụng đèn dù là ban ngày.
Đài ABC News đưa tin ít nhất 7 người đã tử vong tại khu vực Tây Bắc nước Mỹ vì cháy rừng. Hiện có gần 200 vụ cháy hoành hành ở 9 bang. Tại hạt Okanogan, bang Washington, một đứa bé đã tử vong trong khi cha mẹ bị bỏng độ 3 vì cố gắng thoát khỏi đám cháy ở Cold Springs. Cảnh sát trưởng Tony Hawley nói 3 người được phát hiện ở bờ sông Columbia sau khi họ bỏ chạy khỏi xe.
Ngoài ra, hai người khác bị phát hiện tử vong trong xe tại hạt Marion, bang Oregon vào ngày 9/9 khi lửa lan đến khu vực này từ ngày 7/9. Cảnh sát trưởng Joe Kast nói ông lo sợ số người chết sẽ tăng thêm.
Các tòa nhà văn phòng cũng phải sử dụng đèn dù là ban ngày. (Ảnh: AP).
Khói dày dặc bao phủ TP San Francisco sáng 9/9. (Ảnh: AP).
Đại lộ Bridgeway ở San Francisco ban ngày mà mịt mờ như đêm tối. (Ảnh: AP).
Các quan chức cứu hỏa bang California cho biết tất cả nhà cửa nằm trên đường đi của đám cháy đều bị phá hủy hoàn toàn. Tính đến chiều 9/9 (giờ địa phương), 1,2 triệu héc-ta rừng đã bị cháy trụi nhưng ngọn lửa vẫn chưa được kiểm soát.
Theo thông tin từ Cục Lâm nghiệp và Phòng cháy chữa cháy California, có hơn 14.000 lính cứu hỏa đang tham gia chữa cháy. Hai trong số 3 đám cháy lớn nhất lịch sử bang này vẫn đang tàn phá khu vực Vịnh San Francisco dù chúng đã được khống chế phần lớn sau ba tuần cháy ngùn ngụt.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa
Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
