Chế độ ăn BRAT giúp điều trị tiêu chảy là gì?

Thực phẩm trong chế độ ăn BRAT có ít chất đạm, chất béo và chất xơ, giúp dễ tiêu hóa, giảm triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn và nôn...

Chế độ ăn uống BRAT có thể điều trị tiêu chảy, cúm dạ dày và các loại bệnh dạ dày khác. Thuật ngữ "BRAT" là từ viết tắt chữ cái đầu của các loại thực phẩm trong chế độ ăn này, gồm: chuối (banana), cơm (rice), táo (apple) và bánh mì nướng (toast). Các thực phẩm này làm giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày như buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy; thúc đẩy sự phục hồi nhanh chóng sau bệnh dạ dày.

Cụ thể, các thực phẩm có nhiều tinh bột và ít chất xơ (cơm, bánh mì nướng) có thể khiến phân lỏng dễ kết dính lại hơn, giảm tiêu chảy. Đặc biệt, chuối chứa pectin, một loại tinh bột có lợi cho đường tiêu hóa. Thực phẩm BRAT rất ít chất béo và protein không có khả năng gây kích ứng dạ dày và gây căng thẳng cho hệ tiêu hóa. Do hương vị nhạt và không có mùi mạnh, thực phẩm BRAT cũng không có xu hướng gây buồn nôn hoặc nôn.

Tuân theo chế độ ăn kiêng BRAT trong một thời gian ngắn không có khả năng gây hại, nhưng mọi người nên tránh áp dụng lâu dài, bởi chế độ ăn này không có đủ chất dinh dưỡng và ít năng lượng để đảm bảo cho việc sử dụng kéo dài. Khi tiêu chảy hay các triệu chứng đường tiêu hóa thuyên giảm, bạn trở lại chế độ ăn uống bình thường để tránh thiếu hụt dinh dưỡng, gây ra các bệnh khác.

Chế độ ăn BRAT không đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu và quan trọng cho cơ thể gồm: chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin (A, B12) và khoáng chất (canxi). Do đó chế độ ăn này không khuyến nghị sử dụng cho trẻ bị tiêu chảy. Ăn kiêng BRAT có thể dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Chế độ ăn BRAT giúp điều trị tiêu chảy là gì?
Táo, chuối, hay bánh mì trong chế độ ăn BRAT đều có lợi cho tiêu hóa. (Ảnh: Freepik).

Người muốn theo chế độ ăn kiêng BRAT trong một thời gian dài để điều trị các chứng bệnh dạ dày có thể thêm các loại thức ăn nhạt khác để tăng cường dinh dưỡng. Các thực phẩm có thể thêm như: bánh mặn, nước hầm xương, khoai tây, khoai lang, thịt gà không da, cháo, bột yến mạch, dưa hấu. Khi chế biến, bạn nên nướng, luộc hoặc hấp tránh chiên rán, thêm dầu mỡ để không làm kích ứng dạ dày.

Men vi sinh có nhiều lợi khuẩn có thể rút ngắn quá trình tiêu chảy. Ngoài các thực phẩm trên, mọi người có thể thêm thực phẩm có men vi sinh vào chế độ ăn uống như sữa chua, dưa muối. Với đồ uống, bạn có thể thêm vào chế độ BRAT nước táo, trà thảo mộc (trà gừng, bạc hà), nước dừa; sản phẩm bù nước, điện giải nếu tiêu chảy và nôn mửa nhiều. Người bệnh cần tránh đồ uống có thêm đường vì có thể làm cho các triệu chứng thêm nặng.

Khi trở lại chế độ chế độ ăn uống bình thường, người bị tiêu chảy (bệnh dạ dày) nên tránh một số thực phẩm có nhiều khả năng gây khó tiêu hóa, buồn nôn, nôn mửa hoặc phân lỏng, khiến triệu chứng bùng phát và trầm trọng trở lại. Các thực phẩm nên tránh: các sản phẩm từ sữa (sữa uống, kem, pho mát... trừ sữa chua), thực phẩm nhiều đường (bánh ngọt, kẹo, nước ngọt, chocolate...), thức ăn nhiều chất béo, đồ chiên rán, thức ăn cay.

Bạn cũng cần tránh rượu bia, cà phê, đồ uống có ga vì chúng hoạt động như một chất lợi tiểu, có thể dẫn đến mất nước, gây kích ứng dạ dày. Một số loại rau như bông cải xanh, súp lơ trắng và đậu có xu hướng gây đầy hơi và chướng bụng. Protein nặng như thịt bò, thịt lợn và cá hồi rất khó tiêu hóa và có thể gây căng thẳng thêm cho dạ dày. Người bị bệnh dạ dày nên tránh những thực phẩm này cho đến khi khỏi bệnh.

Khi thực hiện chế độ ăn BRAT nhưng bệnh tiêu chảy không thuyên giảm hoặc có các dấu hiệu nặng và bất thường mọi người nên đi khám bệnh. Các dấu hiệu nặng gồm tiêu chảy kéo dài hơn hai ngày, phân lỏng thường xuyên tái phát hoặc ngày càng nghiêm trọng hơn, kèm theo sốt, phân có máu. Tiêu chảy kèm theo triệu chứng mất nước như giảm lượng nước tiểu, khô miệng, khát nước; cảm thấy choáng váng, chóng mặt hoặc yếu, người bệnh cần đến bệnh viện điều trị. Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu trẻ bị nôn mửa hoặc tiêu chảy hơn một ngày, không tiết ra nước mắt, má hóp hoặc có bất kỳ triệu chứng nào ở trên.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chuyên gia lý giải có 3 loại bọt cần vớt bỏ, 3 loại nên giữ lại ăn vì tốt cho sức khỏe

Chuyên gia lý giải có 3 loại bọt cần vớt bỏ, 3 loại nên giữ lại ăn vì tốt cho sức khỏe

Nhiều người khi nấu ăn thường khá lúng túng trong việc xử lý lớp bọt khí nổi lên: Vớt bỏ thì sợ phí mà để đó thì sợ độc.

Đăng ngày: 17/11/2022
Cơ thể con người được tạo nên từ những nguyên tố nào?

Cơ thể con người được tạo nên từ những nguyên tố nào?

Cơ thể con người là một “cỗ máy” kỳ diệu và phức tạp. Nó đòi hỏi vô số các bộ phận hoạt động phải kết hợp với nhau một cách hoàn hảo.

Đăng ngày: 17/11/2022
Hai lầm tưởng phổ biến về cách chữa cảm lạnh

Hai lầm tưởng phổ biến về cách chữa cảm lạnh

Uống trà gừng, ăn nhiều rau xanh, trái cây sai cách không giúp chữa cảm lạnh mà còn khiến các triệu chứng trầm trọng hơn.

Đăng ngày: 16/11/2022
Cách bắt giun kim cho trẻ em không cần dùng thuốc cha mẹ nên biết

Cách bắt giun kim cho trẻ em không cần dùng thuốc cha mẹ nên biết

Giun kim là một loại giun nhiễm vào cơ thể khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Đăng ngày: 16/11/2022
Chiếc mũi nhân tạo được

Chiếc mũi nhân tạo được "nuôi" trên cánh tay

Một chiếc mũi nhân tạo được nuôi trên cánh tay người phụ nữ 50 tuổi, sau đó ghép vào khuôn mặt, giúp bệnh nhân có khứu giác trở lại sau 8 năm.

Đăng ngày: 15/11/2022
Loại thuốc mới có tiềm năng chống lại cả ung thư và Covid-19

Loại thuốc mới có tiềm năng chống lại cả ung thư và Covid-19

Khi HA15 được thử nghiệm trên cơ thể của những con chuột bị nhiễm SARS-CoV-2, loại thuốc này đã làm giảm phần lớn tải lượng virus, trong phổi chúng.

Đăng ngày: 15/11/2022
Một vết xước nhỏ trên chảo chống dính có thể giải phóng hàng nghìn hạt vi nhựa

Một vết xước nhỏ trên chảo chống dính có thể giải phóng hàng nghìn hạt vi nhựa

Nồi, chảo chống dính là một dụng cụ cực kỳ phổ biến trong căn bếp của mỗi nhà. Nó giúp chúng ta có thể chế biến đồ ăn dễ dàng mà không lo bị dính thực phẩm vào đáy chảo trong quá trình chiên/rán.

Đăng ngày: 15/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News