Truyền điện bằng phương pháp đột phá, 9 người bị liệt đi lại được
Nhóm nghiên cứu Thụy Sĩ NeuroRestore đã giúp 9 bệnh nhân bị liệt khôi phục chức năng của đôi chân nhờ một phương pháp kết hợp giữa kích thích điện và vật lý trị liệu cường độ cao.
Theo Science Alert, các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm đều bị liệt nghiêm trọng hoặc hoàn toàn do tủy sống bị tổn thương. Một cách ngoạn mục, tất cả họ đều cho thấy sự cải thiện ngay lập tức và tiếp tục cải thiện ngày một tốt hơn trong 5 tháng tiếp theo khi áp dụng phương pháp độc đáo mới.
Đó là thành quả của nhóm nghiên cứu Thụy Sĩ NeuroRestore, dẫn đầu bởi nhà thần kinh học Claudia Kathe từ Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL). Công trình đột phá vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature.
Ảnh đồ họa mô tả các tế bào thần kinh được kích thích - (Ảnh: NEURORESTORE)
Để bắt đầu, họ đã xác định chính xác các nhóm thần kinh cần được kích thích và thử nghiệm lên những con chuột.
Đó là các tế bào thần kinh điều phối việc đi lại được tìm thấy trong phần tủy sống chạy qua lưng dưới của chúng ta. Chấn thương tủy sống có thể làm gián đoạn chuỗi tín hiệu từ não, ngăn chúng ta đi lại ngay cả khi các tế bào thần kinh thắt lưng cụ thể này vẫn còn nguyên vẹn. Chúng vẫn ở đó, thực tế không hề mất khả năng điều khiển việc đi lại, chỉ đơn giản là "mất tín hiệu".
Một số nghiên cứu trước đây đã chứng minh kích thích điện của tủy sống có thể đảo ngược tình trạng tê liệt như vậy, nhưng điều này xảy ra như thế nào thì không rõ ràng.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu Thụy Sĩ đã thử nghiệm một công nghệ gọi là kích thích điện ngoài màng cứng trong cả thử nghiệm trên chuột và thử nghiệm lâm sàng sau đó trên 9 bệnh nhân nói trên.
Tủy sống được kích thích bởi một chất dẫn truyền thần kinh được đưa vào nhờ phẫu thuật. TCác bệnh nhân cũng trải qua một quá trình phục hồi chức năng thần kinh chuyên sâu, hỗ trợ bằng robot.
Chỉ sau 5 tháng được can thiệp 4-5 lần mỗi tuần bằng phương pháp này, tất cả các tình nguyện viên sau đó đều có thể bước đi với sự hỗ trợ của khung tập đi.
Trước sự ngạc nhiên của các nhà nghiên cứu, những bệnh nhân được hồi phục thực sự cho thấy sự thay đổi về hoạt động thần kinh ở tủy sống thắt lưng khi đi bộ. Nhóm nghiên cứu tin rằng điều này là do hoạt động được tinh chỉnh của một tập hợp con cụ thể của các tế bào thần kinh cần thiết cho việc đi bộ.
Để lý giải, hóm nghiên cứu đã mô hình hóa quá trình này ở chuột và sử dụng sự kết hợp giữa giải trình tự RNA và phiên mã không gian - một kỹ thuật cho phép các nhà khoa học đo lường và lập bản đồ hoạt động của gien trong các mô cụ thể - để hiểu được tế bào nào đang làm gì.
Họ đã xác định được một quần thể các tế bào thần kinh chưa từng biết trước đây có thể tiếp quản nhiệm vụ của các tế bào ảnh hưởng sau một chấn thương, được tìm thấy trong lớp đệm trung gian của tủy sống thắt lưng.
Mô này, được tạo thành từ các tế bào có tên là tế bào thần kinh SCVsx2:Hoxa10, dường như không cần thiết để đi lại ở động vật khỏe mạnh, nhưng là một "của để dành" khi những cái đang dùng bị hư hỏng.
Đây chỉ là một thành phần của chuỗi tế bào nhận và gửi thông tin rất phức tạp, vì vậy vẫn còn rất nhiều điều cần được nghiên cứu. Tuy nhiên bấy nhiêu đủ để khẳng định cơ thể con người vẫn còn tiềm ẩn khả năng tự bù đắp và phục hồi, chỉ cần chúng ta tìm ra cách mở kho tàng đó.
Đại Hồng Bào - Trà quốc bảo quý hiếm của Trung Quốc, giá lên tới 30 tỷ/kg

Những tác dụng phụ đáng sợ khi ăn đu đủ, nhiều người không biết vẫn vô tư ăn
Đu đủ không những là món ăn ngon bổ dưỡng mà còn có thể dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên, một số người nếu ăn quá nhiều đu đủ chín sẽ khiến bệnh tình càng nặng hơn.

Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh
Bên cạnh các virus "tử thần" như sars, ebola, hiv... vẫn còn những virus không hề kém cạnh về mức độ nguy hiểm đối với con người.

Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não
Ảo ảnh thị giác (Optical Illusions) vẫn được biết đến là những hình ảnh đánh lừa đôi mắt. Nhưng thực chất chúng mang một ý nghĩa khác, đó là những hình ảnh được não bộ “tiên đoán”.

Loại cá là "thuốc" bổ phổi, rất tốt cho sức khỏe phụ nữ
Theo các sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét..., là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận.

Liệu chúng ta có thể bị “nhờn” cà phê khi uống quá nhiều?
Vừa uống xong một cốc cà phê sáng, nhưng chẳng hiểu sao bạn vẫn cảm thấy uể oải trong người. Có lẽ nên uống thêm một chút nữa chăng? Bạn có biết vì sao lại như vậy không?

Cách phân biệt bệnh bạch hầu và viêm họng
ThS.BS Trần Duy Hưng, Trưởng khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết rằng, điều kiện khí hậu ít tác động đến bệnh bạch hầu, nguy cơ mắc vi khuẩn bạch hầu ở cả nam và nữ là như nhau.
