Chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường

Ăn 5 bữa một ngày với bữa trưa nhiều rau và bữa tối nhiều protein nạc là lưu ý bệnh nhân tiểu đường cần nhớ.

Theo Boldsky, kiểm soát bệnh đái tháo đường tuýp 2 đòi hỏi sự kết hợp của các yếu tố lối sống như tập thể dục thường xuyên, giảm cân và dùng thuốc hợp lý. Quan trọng nhất trong việc kiểm soát bệnh là chế độ ăn uống. Bệnh nhân cần dùng đúng loại thức ăn để đảm bảo lượng đường trong máu và giữ cân nặng ở mức khỏe mạnh.

Bệnh béo phì là nguyên nhân chính gây ra tiểu đường tuýp 2. Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Dưới đây là chế độ ăn trong ngày mà người bị tiểu đường cần phải thực hiện đầy đủ.


Ăn bữa sáng đầy đủ là cách tốt nhất để bắt đầu một ngày mới. (Ảnh: WP).

Ăn 5 bữa ăn một ngày

Người bệnh cần chia nhỏ bữa ăn thành 5 bữa trong ngày, bao gồm bữa ăn sáng, ăn nhẹ, ăn trưa, ăn nhẹ và ăn tối. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm cân.

Ăn bữa ăn sáng đầy đủ

Bữa sáng rất cần thiết cho người bị tiểu đường. Ăn bữa sáng đầy đủ là cách tốt nhất để bắt đầu một ngày mới. Bữa ăn bao gồm đúng lượng chất béo, ngũ cốc nguyên chất và chất xơ.

Bữa trưa nhiều rau xanh

Nên tự chuẩn bị bữa ăn trưa, tránh ăn thực phẩm bên ngoài. Hãy chú ý đến những gì bạn ăn. Nên ăn trứng luộc, nhiều rau và protein nạc, tránh khoai tây chiên.

Bữa tối nhiều protein nạc

Kết hợp protein nạc, rau và một lượng nhỏ tinh bột là bữa tối an toàn và ngon miệng cho bệnh nhân tiểu đường.

Bữa nhẹ gồm trái cây và quả hạch

Bữa ăn nhẹ tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường nên bao gồm rau quả, trái cây, quả hạch, bơ đậu phộng không đường...

Mức tiêu thụ calo hàng ngày

Không cần quá cứng nhắc trong việc cân nhắc lượng calo nạp vào cơ thể. Bạn có thể tiêu thụ khoảng 1.500-2.000 calo mỗi ngày.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News