Chế độ ăn uống giảm nguy cơ ung thư
Các chuyên gia cho biết giảm thực phẩm siêu chế biến, tăng cường protein thực vật hoặc các loại trái cây có thể giúp giảm khả năng ung thư.
Đầu những năm 1990, nhiều người cho rằng ung thư chủ yếu do di truyền. Tuy nhiên, nghiên cứu hiện nay cho thấy 40% ca ung thư có thể được ngăn chặn bằng cách đẩy lùi yếu tố nguy cơ, đặc biệt thông qua lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Nigel Brockton, chuyên gia dịch tễ ung thư tại Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ cho rằng, thói quen ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tỷ lệ mắc căn bệnh này. Ông cùng các nhà khoa học khác đã nghiên cứu mối liên hệ giữa các thực phẩm kém lành mạnh và nguy cơ ung thư. Trong bối cảnh người mắc bệnh ngày càng trẻ hóa, Brockton nhấn mạnh "ăn nhiều thực phẩm tốt" có thể "ngăn chặn xu hướng này".
Theo nghiên cứu, các chế độ ăn uống tốt nhất bao gồm: chế độ Địa Trung Hải, ăn chay hoặc bán chay, thực đơn giàu protein và chất xơ từ thực vật. Các nhà khoa học nhận định, việc chuyển sang chế độ ăn uống tốt giúp giảm 8-9% nguy cơ ung thư. Duy trì cân nặng hợp lý giảm thêm 7-8% tỷ lệ mắc bệnh.
Hạn chế ăn carb siêu chế biến, tăng cường carb giàu chất xơ
Theo Carrie Daniel-MacDougall, chuyên gia dịch tễ học ung thư tại Trung tâm Ung thư MD Anderson cho biết, hiện có nhiều thực phẩm cung cấp carb đi kèm chất xơ lành mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến siêu tốc, lượng chất xơ bị giảm đi. Thay thế các loại carb nhanh bằng thực phẩm nguyên cám giúp bổ sung lượng carb lành mạnh. Ví dụ, đậu lăng cung cấp 11 gram chất xơ mỗi khẩu phần.
Daniel-MacDougall và các đồng nghiệp cũng chỉ ra rằng, người ăn nhiều chất xơ nếu mắc ung thư có khả năng sống sót cao hơn. Ở động vật, chất xơ làm tăng tế bào miễn dịch, cản trở sự phát triển của bệnh.
Chất xơ còn có tác dụng làm giảm yếu tố phát triển của ung thư. Một trong số đó là rối loạn chức năng miễn dịch. Yếu tố khác là béo phì, thúc đẩy sự lây lan của tế bào ung thư bằng cách gây viêm mạn tính. Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu chất xơ giúp duy trì cơ thể ở mức cân nặng vừa phải, tạo cảm giác no lâu, tránh tình trạng ăn uống quá độ. Chất xơ nuôi dưỡng các lợi khuẩn trong ruột, hỗ trợ hệ vi sinh phát triển mạnh, làm giảm viêm.
Các thực phẩm giàu chất xơ có thể giảm nguy cơ ung thư. (Ảnh: Pexel).
Hạn chế thịt đỏ hoặc thịt hộp, tăng cường protein thực vật
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ lâu đã xếp thịt đỏ và nhóm thực phẩm có thể gây ung thư. Thịt đỏ chứa một dạng sắt, nếu ăn thường xuyên trong nhiều năm, có thể gây viêm mạn tính và tổn thương hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Thịt chế biến, chẳng hạn thịt nguội, gây ung thư nhiều hơn thịt đỏ. Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ (AICR) khuyến nghị cắt bỏ hoàn toàn loại thực phẩm này nếu có thể. Daniel-MacDougall cũng cảnh báo mối nguy từ các sản phẩm thay thế thịt, như thịt chay đậu nành hoặc xúc xích chay. Chúng gây viêm và ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột. Thành phần của chúng cũng kích thích sự thèm ăn, khiến người dùng ăn nhiều hơn và tăng cân.
Các chuyên gia khuyến nghị thay thế thịt đỏ và thịt chế biến bằng gà và cá. Cá hồi và các loại cá béo giàu vitamin D có thể chống ung thư vú.
Tăng cường ăn các loại hạt và trái cây sấy không đường
Hiện nay, nhiều sản phẩm siêu chế biến được quảng cáo với nhãn "thuần chay hoặc có nguồn gốc thực vật". Tuy nhiên, chúng hầu như không cung cấp giá trị dinh dưỡng. Bột mì tinh luyện và đường trong các món ăn nhẹ này không làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Về mặt lý thuyết, ngay cả một chiếc bánh quy cũng có thể được dán nhãn "nguồn gốc thực vật", dù chúng chứa khá nhiều đường. Thường xuyên ăn đồ ngọt làm tăng đột biến lượng đường trong máu và các hormone liên quan, có thể khiến tế bào ung thư sinh sôi theo thời gian.
Việc giảm ăn vặt thường khó khăn. Vì vậy, chuyên gia khuyến nghị thực hiện nó dần dần. Ví dụ, bạn có thể sử dụng sữa chua không đường và bổ sung trái cây có vị ngọt. Ăn chế phẩm từ sữa ở mức vừa phải có thể giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Hạnh nhân và quả óc chó đặc biệt có khả năng chống ung thư. Bradley Bolling, phó giáo sư khoa học thực phẩm tại Đại học Wisconsin, cho biết các loại hạt làm tăng lượng chất xơ nạp vào cơ thể. Chúng giàu vitamin E, chất chống oxy hóa, có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Nghiên cứu của phó giáo sư Bolling và các đồng nghiệp phát hiện, ăn 28 g hạt mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc và tử vong do ung thư. Trái cây sấy khô không thêm đường có tác dụng tương tự.
Hạn chế rượu bia và nước ngọt, thay thế bằng cà phê, trà
Teresa Fung, nhà nghiên cứu dinh dưỡng tại Đại học Simmons cho biết, không có ngưỡng an toàn trong việc sử dụng rượu bia. Đồ uống có cồn nói chung làm tăng nguy cơ ung thư toàn bộ hệ tiêu hóa, từ miệng đến đại tràng, cũng như ung thư vú và ung thư gan.
Trong khi đó, các nghiên cứu đều cho thấy trà và cà phê có thể tiêu diệt các gốc tự do, chống lại bệnh ung thư.

Những dấu hiệu của bệnh ung thư gan
Dưới đây là 9 dấu hiệu ung thư gan giai đoạn đầu mà bạn cần lưu ý để tầm soát bệnh sớm.

Những thủ phạm gây ung thư thực quản bạn không ngờ tới
Việc tầm soát ung thư là yếu tố quan trọng để phòng ngừa và phát hiện sớm căn bệnh này, đặc biệt với những người có tiền sử viêm thực quản kéo dài, tuổi cao, béo phì, hút thuốc...

Phát hiện đột phá: 40% số ca ung thư có 1 điểm chung
Nghiên cứu mới cho thấy gần một nửa số ca mắc ung thư có 1 điểm chung, và điều này khiến nhiều chuyên gia lo ngại.

Thuốc đầu tiên chữa khỏi ung thư hoạt động thế nào?
Dostarlimab là loại thuốc ngăn chặn ảnh hưởng của tế bào ung thư lên hệ miễn dịch, khiến các tế bào miễn dịch tìm và tiêu diệt khối u hiệu quả.

Tìm ra lý do khiến ngày càng nhiều người trẻ bị ung thư
Nghiên cứu chỉ ra quá trình lão hóa sinh học sớm tỷ lệ thuận với bệnh nhân ung thư trẻ hóa.

Ngày 5/7: Cừu Dolly, con thú được nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới ra đời
Hôm nay 5/7 là kỉ niệm 20 năm ngày sinh của cừu Dolly, động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới (5/7/1996 - 5/7/2016). Dolly được tạo ra bởi Ian Wilmut và các cộng sự tại viện Roslin (Edinburgh, Scotland), lấy giống từ cừu Dorset của Phần Lan.
