Chế độ dinh dưỡng giảm bệnh tim

Các nhà khoa học đã xem xét ảnh hưởng của việc thay đổi lượng và thành phần chất béo và cacbonhyđrat trong khẩu phần ăn đến nguy cơ mắc bệnh tim.


Thay vì mỡ động vật, bạn nên sử dụng các loại mỡ có nguồn gốc thực vật. (Ảnh: Internet).

Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu thay mỡ động vật trong chế độ dinh dưỡng bằng cacbonhyđrat có chỉ số glycemic (GI) thấp hoặc dầu thực vật có thể cải thiện các loại mỡ trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

GI là chỉ số đánh giá chất lượng thực phẩm dựa trên hiệu quả tăng lượng đường trong máu tức thì. Nó cho biết cacbonhyđrat có trong một thức ăn được chuyển hóa thành glucozơ và đi vào máu nhanh như thế nào. Tốc độ càng nhanh thì chỉ số GI càng lớn. Những thức ăn có GI thấp thì lượng đường trong máu thấp.

Chất béo no có nhiều trong mỡ động vật và cả trong bánh ngọt, bánh quy và bánh nướng. Các chất không no một nối đôi có nhiều trong dầu thực vật như dầu ôliu và hạt cây cải dầu, đã được biết đến là có mức cholesterol trong máu thấp.

Thử nghiệm tiến hành trên 548 người, đều được xác định là có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tất cả những người tham gia nghiên cứu thực hiện chế độ ăn uống do các nhà khoa học đề xuất trong một tháng để đảm bảo họ đều có khởi đầu giống nhau và sau đó mỗi người theo một chế độ ăn uống được giao.

Kết quả cho thấy, nguy cơ mắc bệnh tim mạch được cải thiện bằng cách thay mỡ động vật bằng dầu thực vật và bằng cách thay thế cacbonhyđrat có chỉ số GI cao bằng cacbonhyđrat có chỉ số GI thấp.

Giáo sư Julie Lovegrove cho biết “Đây là một nghiên cứu quan trọng vì nó kiểm tra tác động của thay đổi lượng và loại mỡ và cacbonhyđrat trong chế độ ăn uống để đánh giá những ảnh hưởng đến sức khỏe bằng cách sử dụng các tính toán rất chi tiết. Sự thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật và cacbonhyđrat có chỉ số GI thấp có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, mặc dù cần phải nghiên cứu sâu hơn để xác định lợi ích của thực phẩm có chỉ số GI thấp đối với insulin”.

Kết quả nghiên cứu nhắc nhở các nhà hoạch định chính sách y tế công cộng trong công tác phòng ngừa bệnh tim và cung cấp thông tin hữu ích để các nhà sản xuất thực phẩm điều chỉnh công thức chế biến.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News