Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo
Với cơ nhân tạo, robot có thể di chuyển giống con người hơn, thậm chí nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.
Trong video được công bố cùng nghiên cứu mới trên tạp chí Nature Communications, chiếc chân robot nhỏ không có thân này đang nhảy qua cỏ, cát và đá.
Robert Katzschmann, giáo sư chuyên ngành robot thuộc Đại học ETH Zurich (Thụy Sĩ), đồng tác giả nghiên cứu, cho biết họ hy vọng công nghệ này có thể được sử dụng trong tương lai để tạo ra những robot hình người có thể hỗ trợ con người việc nhà.
Chân robot có thể nhảy qua nhiều địa hình khác nhau - (Ảnh: Đại học ETH Zurich).
Theo ông, robot hình người thông thường được chế tạo bằng các động cơ và khớp kim loại cứng tương tự như loại được sử dụng trên các dây chuyền nhà máy. Ngoài việc chế tạo rất tốn kém, những robot khổng lồ này còn tiềm ẩn nguy hiểm nếu chúng rơi vào người.
Trong khi đó, robot phục vụ trong tương lai không chỉ cần có khả năng mang vác những vật nặng mà còn có thể ôm hoặc bắt tay ai đó.
Do vậy, các nhà nghiên cứu đã chế tạo ra chiếc chân robot có thể đi bộ và nhảy một cách uyển chuyển, nhanh nhẹn như trên dựa trên thực tế là cơ thể con người có 600 cơ.
Để chế tạo chiếc chân robot này, họ đã sử dụng cơ nhân tạo còn được gọi là thiết bị truyền động điện thủy lực. Những bộ truyền động điện thủy lực này chứa đầy dầu và có gắn các điện cực. Khi các chất lỏng này co lại và nở ra cho phép công nghệ mô phỏng các cơ gần giống với cơ của con người.
Theo các nhà nghiên cứu, chiếc chân robot này có thể đi trên các địa hình gồ gề nhanh nhẹn hơn so với loại chân cứng trước đây. Loại chân mềm này có thể nhảy xa gần 13cm, tương đương 40% chiều dài của chân.
Hiện nghiên cứu về thiết bị truyền động điện thủy lực còn khá mới, lĩnh vực này chỉ mới xuất hiện cách đây khoảng 6 năm. Các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng chiếc chân robot này hiện chưa thể di chuyển tự do, chỉ có thể nhảy theo vòng tròn.
Tuy nhiên, giáo sư Katzschmann cho biết các thành phần để tạo ra những cơ nhân tạo này không hề đắt, đồng thời hy vọng rằng việc sản xuất hàng loạt có thể được đẩy nhanh trong những năm tới.

Các nhà khoa học đã thành công tạo ra chùm tia nguyên tử “vĩnh cửu”
Tiến bộ trong vật lý lượng tử đã cho phép các nhà vật lý tạo ra chùm nguyên tử hoạt động giống như một tia laser mà trên lý thuyết có thể tồn tại “mãi mãi”.

Phát hiện đột phá về công nghệ tạo ra điện Mặt trời vào ban đêm
Với việc chứng minh có thể sản xuất điện Mặt trời vào ban đêm, các nhà khoa học Australia đã đạt được bước đột phá về công nghệ năng lượng tái tạo.

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Giày phản lực: Lắp vào là tự bơi, thợ lặn chiến đấu tung hoành dưới biển!
Không cần phải tự bơi, giày phản lực giúp thợ lặn tự di chuyển với vận tốc 4 hải lý/giờ, vừa tiết kiệm sức lựa, vừa rảnh tay làm những việc khác.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.
