Chỉ có 4 nước sản xuất được bộ phận "siêu nhỏ" này trên bút bi, vật liệu làm nên chúng cứng gấp đôi thép!

Chúng ta hằng ngày sử dụng bút bi, một vật rất đỗi bình thường. Gần như quốc gia nào cũng có thương hiệu bút bi của riêng mình. Nhưng trên thế giới hiện chỉ có bốn nước sản xuất được viên bi đầu bút. Tại đầu bút, một viên bi sắt xoay tròn tự do cho phép mực ra đều theo từng nét bút.

Sản xuất một viên bi có thể viết được một cách thoải mái trong thời gian dài đòi hỏi kỹ thuật luyện kim và máy móc tinh xảo. Từ khi ra đời đến nay, chỉ có Thụy Sĩ, Đức và Nhật Bản nắm giữ công nghệ sản xuất bi đầu bút.

Đến năm 2017, Trung Quốc đã trở thành nước thứ tư. Điều quan trọng không phải là cách thức làm ra viên bi nhỏ mà vật liệu mới là yếu tố quyết định. Thép dùng để sản xuất viên bi này phải là loại vật liệu đặc biệt - Tungsten carbide.

Chỉ có 4 nước sản xuất được bộ phận siêu nhỏ này trên bút bi, vật liệu làm nên chúng cứng gấp đôi thép!
Ảnh minh họa về đầu bút bi.

Trước kia, người ta dùng thép không gỉ, đồng và một vài loại hợp kim khác. Tuy nhiên, chỉ có Tungsten-carbide là đủ tốt để sử dụng lâu dài. Tungsten carbide còn được biết đến với cái tên khác là Vonfram cacbuahợp chất hóa học có chứa các nguyên tử vonfram và cacbonTungsten-carbide có độ cứng gấp đôi thép.

Thông thường, viên bi bút bị có kích thước là 1mm. Nó được đặt bên trong một đầu chứa làm bằng đồng, hoặc thép không gỉ. Đầu chứa được gắn với ống nhựa chứa mực. Việc mài nhẵn đầu chứa để viên bi có thể di chuyển nhẹ nhàng, mực ra đều cũng là một kỹ thuật phức tạp. Hiện tại chỉ có Nhật là làm được viên bi có kích thước 0,5mm.

Lịch sử của bút bi

John J. Loud đăng ký phát minh chiếc bút bi đầu tiên tại Mỹ năm 1888. Nó có một viên bi sắt ở đầu giống như bút bi hiện nay. Tuy nhiên phát minh này không được đưa ra sản xuất thương mại.

Đến năm 1931, anh em Laszlo Biro và Gyorgy người Hungary đã thành công trong việc sản xuất bút bi. Họ đã đăng ký bản quyền và cùng bạn là Juan Jorge Meyne bay đến Argentina để mở nhà máy sản xuất.

Bút bi có tên gọi "Birome", được bán tại Anh với tên "Biro" chuyên dùng cho phi công. Tại độ cao lớn, bút mực tại thời điểm đó bị rò mực và không thể sử dụng.

Sau Chiến tranh thế giới II, Milton Reynolds đã cải tiến mẫu bút Biro và sản xuất tại Mỹ với tên gọi "Reynolds Rocket". 

Rất nhiều công ty khác đã tham gia chạy đua sản xuất những mẫu bút bi mới. Sau đó vài năm, Marcel Bich (sau này đổi thành Bic) đã mua bản quyền của Biro và sản xuất bút bi Bic nổi tiếng toàn thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá ranh giới ẩn của lục địa mất tích

Khám phá ranh giới ẩn của lục địa mất tích

Một cuộc thám hiểm biển sâu gần đây đang dần hé hộ ranh giới của mảnh lục địa Zealandia bị nhấn chìm dưới Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 03/04/2021
Phát hiện vùng

Phát hiện vùng "xuyên thời gian" ngay trên Trái đất, còn mắc kẹt ở kỷ băng hà

Kỷ băng hà cuối cùng đã kết thúc 12.000 năm về trước, ngoại trừ một vùng bí ẩn vừa được tìm thấy ở biển Đen.

Đăng ngày: 03/04/2021
Bộ não của chúng ta có dung lượng bao nhiêu, và nó có thể

Bộ não của chúng ta có dung lượng bao nhiêu, và nó có thể "bị đầy" không?

Mỗi ngày chúng ta nhận được quá nhiều thông tin đến nỗi không ít người sẽ cảm thấy bộ não sắp bị nhồi nhét đến " hết dung lượng"

Đăng ngày: 02/04/2021
Kim cương lục giác nhân tạo có thể cứng hơn kim cương tự nhiên

Kim cương lục giác nhân tạo có thể cứng hơn kim cương tự nhiên

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng những viên kim cương lục giác do con người tạo ra có thể còn cứng hơn những viên kim cương thông thường được tìm thấy trong tự nhiên.

Đăng ngày: 02/04/2021
Nếu bạn mọc sừng trên đầu, khoa học nói nó sẽ dài ra theo hàm mũ logarit

Nếu bạn mọc sừng trên đầu, khoa học nói nó sẽ dài ra theo hàm mũ logarit

Đó là một quy luật tự nhiên ứng nghiệm với mọi loài sinh vật.

Đăng ngày: 02/04/2021
Nếu cả thế giới cùng nhảy xuống biển thì nước biển sẽ dâng lên bao nhiêu cm?

Nếu cả thế giới cùng nhảy xuống biển thì nước biển sẽ dâng lên bao nhiêu cm?

Cả nhân loại hóa ra chỉ giống như một giọt nước trong chiếc bồn tắm mà thôi.

Đăng ngày: 02/04/2021
Siêu bão và núi lửa “va” vào nhau thì sẽ như thế nào?

Siêu bão và núi lửa “va” vào nhau thì sẽ như thế nào?

Khi một cơn bão va phải một ngon núi lửa đang phun trào và bắn ra vô số tia lửa khắp mọi phía, khói cũng bốc lên ngùn ngụt.

Đăng ngày: 02/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News