Chỉ điện hạt nhân chống được biến đổi khí hậu
Giám đốc Viện Trái đất tại Mỹ tuyên bố điện hạt nhân là lựa chọn duy nhất của nhân loại trong cuộc chiến chống hiện tượng ấm lên toàn cầu.
>>> Nâng chất lượng tuyên truyền phát triển điện hạt nhân
Sau cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima I của Nhật Bản, Đức và nhiều nước phát triển đã lập kế hoạch loại bỏ dần các nhà máy điện hạt nhân. Chính phủ Nhật Bản đã đóng cửa lò phản ứng hạt nhân cuối cùng từ vài ngày trước.
Nhà kinh tế Jeffrey Sachs, giám đốc Viện Trái đất.
Trong khi một bộ phận dư luận tỏ ra vui mừng trước viễn cảnh các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới sẽ ngừng hoạt động trong tương lai, một số nhà khoa học lo ngại phong trào tẩy chay năng lượng hạt nhân sẽ khiến cho nhiều vấn đề của loài người - như an ninh năng lượng và biến đổi khí hậu - trở nên trầm trọng hơn. Giáo sư kinh tế Jeffrey Sachs, người đứng đầu Viện Trái đất thuộc Đại học Columbia tại Mỹ, là một người trong số họ, Guardian đưa tin.
“Chúng ta sẽ không thể hoàn thành mục tiêu cắt giảm khí thải carbon nếu năng lượng hạt nhân bị gạt ra khỏi tương lai của loài người”, ông Sachs phát biểu trong một cuộc họp thường niên của Ngân hàng Phát triển châu Á vào tuần trước tại thành phố Manila, Philippines.
Một nhà máy điện hạt nhân tại Mỹ.
Ông Sachs nhận định than đá sẽ là nguồn nguyên liệu được sử dụng phổ biến để sản xuất điện trong những năm tới do nó rẻ hơn năng lượng tái sinh và nhiều dạng năng lượng khác.
“Giá của nhiên liệu hóa thạch sẽ vẫn ở mức đủ thấp để đánh bại các dạng năng lượng thân thiện với môi trường”, ông khẳng định.
Theo giám đốc Viện Trái đất, những dự án phát triển năng lượng tái sinh hoặc tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trên thế giới sẽ không đủ lớn để ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu. “Thế giới không còn lựa chọn nào khác ngoài năng lượng hạt nhân vì mối đe dọa của biến đổi khí hậu đã tăng tới mức quá nghiêm trọng”, ông bình luận.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
