Chỉ số SpO2 là gì và ứng dụng như thế nào?

Các thiết bị đeo theo dõi vận động ngày nay có khả năng đo đạt khá nhiều chỉ số của cơ thể, trong đó cũng có những chỉ số còn lạ lẫm với đa số người dùng. Vấn đề ở đây là người dùng không nắm rõ những thông số này là gì cũng như ý nghĩa của chúng. SpO2 là một ví dụ, khá ít người dùng biết thông số này biểu thị một vài khía cạnh về sức khỏe của họ.

Nếu bạn để ý thì chắc hẳn đã nhìn thấy bảng thông số SpO2 trên thiết bị của mình. Vậy bạn đã hiểu rõ ý nghĩa thật sự của thông số này và cách ứng dụng nó vào luyện tập hằng ngày như thế nào chưa? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng mổ xẻ về SpO2 và những điều cần lưu ý xung quanh con số này.

SpO2 là gì?

Chỉ số SpO2 là gì và ứng dụng như thế nào?
SpO2 là nồng độ bão hòa oxi trong máu. (Ảnh: Android Authority).

Hiểu một cách đơn giản, SpO2 là nồng độ bão hòa oxi trong máu. Nồng độ oxi trong máu càng cao thì chỉ số SpO2 càng cao. Vì chúng ta cần oxi để tồn tại nên có thể nói chỉ số SpO2 càng cao thì càng tốt. Ngược lại, chỉ số SpO2 quá thấp có thể dẫn đến triệu chứng của hạ oxi máu. Chỉ số SpO2 ở mức bình thường nằm trong khoảng 95 - 99%.

Các thiết bị đeo tay thông minh như: Apple Watch Series 6, Fitbit Versa 3, Xiaomi Mi Band 5 và rất nhiều thiết bị khác có hỗ trợ đo chỉ số SpO2. Nhưng liệu độ chính xác của những thiết bị này là bao nhiêu? Và chúng ta cần xử lý kết quả đo được như thế nào?

Nói chính xác hơn thì SpO2 là một phép đo huyết sắc tố. Với những ai lỡ ngủ quên trong giờ sinh học thì huyết sắc tố chính là tế bào hồng cầu, nó có nhiệm vụ mang oxi đi khắp cơ thể. Cơ thể bổ sung lượng oxi dự trữ thông qua quá trình hít thở tự nhiên. Trong quá trình này, oxi đi vào cơ thể qua mũi và miệng, đi xuyên qua các túi nhỏ và mạch máu trong phổi (được gọi là phế nang và mao mạch) và sau đó đi vào mạch máu.

Khi chúng ta chạy bộ, đẩy tạ hay những bài tập luyện khác, nhu cầu oxi của cơ thể tăng lên. Vì vậy, nhịp thở và nhịp tim của chúng ta cũng tăng lên để đáp ứng kịp thời nhu cầu đó.

Các thiết bị đeo đo chỉ số SpO2 như thế nào?

Chỉ số SpO2 là gì và ứng dụng như thế nào?
Các thiết bị pulse oximeter có thể đo chỉ số SpO2. (Ảnh: Android Authority).

Các thiết bị theo dõi vận động và một số thiết bị chuyên dụng khác gọi chung là pulse oximeter có thể đo chỉ số SpO2. Tính năng này hoạt động tương tự các thiết bị đeo đo nhịp tim từ cổ tay bằng cách chiếu một tia sáng có bước sóng xác định (thường là tia hồng ngoại) xuyên qua da. Từ đó, bộ cảm biến quang học độ nhạy cao được trang bị trên thiết bị sẽ có thể "nhìn thấy" số lượng hồng cầu bên trong mạch máu của người dùng.

Sự khác biệt chính giữa thiết bị theo dõi vận động và thiết bị pulse oximetervị trí đo. Đa số các loại thiết bị theo dõi vận động được đeo trên cổ tay. Trong khi đó, thiết bị pulse oximeter sẽ được kẹp vào đầu ngón tay, đây là vị trí lý tưởng để đo SpO2 và nhờ đó khiến các thiết bị chuyên dụng này có độ chính xác cao hơn.

Dù vậy, cả hai loại thiết bị này chưa thể đạt được độ chính xác ở mức độ khoa học. Mọi thứ từ màu da, ánh sáng môi trường cho đến chuyển động của cơ thể đều có thể làm thay đổi độ chính xác. Các thiết bị theo dõi vận động có thể khắc phục bằng cách sử dụng các thuật toán để xác định mức độ sai lệch kết quả thông qua dữ liệu từ gia tốc kế hoay con quay hồi chuyển. Tuy nhiên, cách này cũng chỉ cải thiện ở một mức độ nào đó mà thôi.

Chính vì những lý do đó, nhà sản xuất luôn khuyến cáo người dùng không nên sử dụng kết quả của thiết bị vào mục đích chẩn đoán y khoa. Chỉ một số ít thiết bị đeo được cấp giấy chứng nhận có thể đo chỉ số SpO2 phục vụ mục đích y tế, như Withings ScanWatch chẳng hạn.

Bạn có thể ứng dụng thông số SpO2 như thế nào?

Chỉ số SpO2 là gì và ứng dụng như thế nào?
Chỉ một số ít thiết bị đeo được cấp giấy chứng nhận có thể đo chỉ số SpO2 phục vụ mục đích y tế. (Ảnh: Android Authority).

Vậy, vì sao chúng ta cần quan tâm đến nồng độ oxi trong máu?

Thật ra, với đại đa số người dùng thì… bạn không cần quan tâm đến chỉ số này lắm.

Dữ liệu về chỉ số SpO2 chỉ thật sự hữu ích với 2 đối tượng chính, gồm:

  • Vận động viên đang trong quá trình luyện tập cần theo dõi chặt chẽ chỉ số SpO2 (ví dụ như thợ lặn hoặc nhà leo núi cần vận động mạnh ở độ sâu/cao lớn)
  • Những người có bệnh lý gây ảnh hướng đến khả năng hô hấp.

Và có lẽ sẽ có thêm một nhóm đối tượng thứ 3 là những ai thích trải nghiệm biohack (bẻ khóa sinh học) cũng như quan tâm đến kỹ thuật thở Wim Hof.

Phát hiện chứng ngưng thở khi ngủ

Chỉ số SpO2 là gì và ứng dụng như thế nào?
Chỉ số SpO2 có thể rất hữu ích trong việc phát hiện chứng ngưng thở khi ngủ. (Ảnh: Android Authority).

Chỉ số SpO2 có thể rất hữu ích trong việc phát hiện chứng ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ là một chứng bệnh khiến người bệnh thức giấc đột ngột vào giữa đếm do khó thở. Nguyên nhân có thể là do tác động vật lý gây tắc nghẽn đường thở hoặc do tín hiệu từ não điều khiển cơ thể hít thở bị cản trở. Người mắc chứng này có thể bật tỉnh vào giữa đêm và thở gấp nhưng lại không ý thức được chuyện gì đang xảy ra. Cuối cùng, người bệnh thường thức dậy với cơ thể cực kỳ mệt mỏi, thiếu ngủ có thể dẫn đến những nguy hiểm tiềm tàng. Tuy nhiên họ lại không thể xác định nguyên nhân vì sao.

Một thiết bị đo SpO2 và theo dõi chuyển động của cơ thể trong giấc ngủ có thể sẽ giúp cảnh báo người dùng khi mắc phải chứng bệnh này và có các biện pháp can thiệp cần thiết. Tất nhiên, thiết bị đeo của bạn cần có tính năng theo dõi SpO2 khi ngủ. Một số thiết bị trên thị trường hiện nay chỉ cho phép đo vào từng thời điểm cụ thể trong ngày, và một số khác chỉ hoạt động vào ban đêm. Thông thường, việc kích hoạt tính năng theo dõi chỉ số SpO2 trong giấc ngủ sẽ khiến thời lượng sử dụng pin của thiết bị giảm đi đang kể.

Và khi nhận thấy mình có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ, bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị kịp thời.

SpO2 và Covid-19

Chỉ số SpO2 là gì và ứng dụng như thế nào?
Các thiết bị đeo theo dõi chỉ số SpO2 có thể giúp cảnh báo sớm các biến chứng như viêm phổi. (Ảnh: Android Authority).

Mối liên hệ giữa chỉ số SpO2 và Covid-19 vẫn còn khá mơ hồ. Vì một số cơ sở y tế sử dụng thiết bị pulse oximeter để chẩn đoán virus corona nên đã xuất hiện tình trạng tăng đột biến đơn đặt hàng thiết bị này.

Covid-19 là một căn bệnh gây tác động đến phổi và vì vậy khó thở là một trong các triệu chứng của căn bệnh này. Hơn nữa, đây cũng là cách hiệu quả để theo dõi cơ thể người bệnh đang phản ứng với virus như thế nào. Các thiết bị đeo theo dõi chỉ số SpO2 có thể giúp cảnh báo sớm các biến chứng như viêm phổi.

Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt lưu ý là các thiết bị đo SpO2 có độ chính xác không phải tuyệt đối và vẫn có thể cho kết quả sai. Hơn nữa, khó thở chỉ là một trong nhiều triệu chứng của Covid-19, cũng như nhiều loại bệnh khác cũng có thể gây ra khó thở.

Luyện tập thể lực

Khi tập luyện thể lực ở nơi có độ cao lớn, cơ thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi lọc oxi từ không khí. Nồng độ oxi trong không khí ở độ cao ngang mực nước biển là khoảng 21%, nhưng khi lên đến độ cao trên 3000m, nộng độ oxi trong không khí chỉ còn 15%.

Việc luyện tập ở độ cao lớn có thể buộc các vận động viên phải thích nghi, giúp họ hấp thụ oxi một cách hiệu quả hơn. Sau nhiều tuần, cơ thể sẽ tạo ra nhiều hồng cầu hơn. Trong vài ngày, sự thay đổi có thể sẽ tác động đến cách các tế bào hồng cầu mang oxi. Tuy nhiên, trước khi đạt được kết quả đó, các vận động viên sẽ trải qua giai đoạn mệt mỏi do cơ bắp không được cung cấp đủ oxi. Vì vậy, cảm biến SpO2 sẽ giúp quá trình luyện tập an toàn hơn cũng như theo dõi sự tiến bộ của cơ thể.

Lưu ý: Mang khẩu trang yếm khí khi tập không hoàn toàn mô phỏng lại quá trình luyện tập ở nơi có độ cao lớn và không tạo ra những kích thích tương tự. Tuy vậy, chúng có một số lợi ích khác như kích thích cơ liên sườn.

Kỹ thuật hít thở

Chỉ số SpO2 là gì và ứng dụng như thế nào?
Người quan tâm đến lĩnh vực bẻ khóa sinh học, họ có thể khai thác thêm nhiều lợi ích hơn từ chỉ số này. (Ảnh: Android Authority)

Biohacker sử dụng một số loại kỹ thuật thở để thay đổi sinh lý của cơ thể. Trong đó, kỹ thuật Wim Hof được biết đến rộng rãi nhất vì được cho rằng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe và nhiều lợi ích khác. Bản thân Wim Hof cũng được biết đến như một nguồn cảm hứng với những thành tích đáng kinh ngạc như chạy lên đỉnh Everest chỉ mặc duy nhất một chiếc quần.

Kỹ thuật này bao gồm một loạt động tác hít sâu và thở ra rất nông. Sau 30 lần lặp lại, bạn hít vào một hơi thật sâu rồi thở ra thật chậm. Cuối cùng, nín thở từ 15 – 20 giây trở lên.

Quá trình này giúp máu bão hòa khí oxi và giảm đáng kể lượng khí CO2. Tuy vậy, nó lại không giúp bạn đạt được những hiệu quả như mong đợi ngoài việc mô phỏng hiện tượng thiếu oxi. Vì sao ư? Việc làm giảm nồng độ CO2 và giảm độ pH của máu đang ngăn cơ thể bạn sử dụng đến nguồn oxi dự trữ. Sau khi hoàn tất quá trình trên, đột ngột thở gấp có thể khiến bạn bất tỉnh. Đây là kết quả từ một phản ứng giao cảm làm tăng nhịp tim, giải phóng các cytokine kháng viêm và tạo ra năng lượng một cách ồ ạt.

Phương pháp này khá phức tạp và vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Nhưng đây là một minh chứng cụ thể cho sự phức tạp của chỉ số SpO2 và cơ thể con người nói chung.

Như vậy, đó là ý nghĩa của SpO2 và những gì bạn có thể ứng dụng chỉ số này. Với hầu hết chúng ta, đây là một tính năng hữu ích trong việc theo dõi giấc ngủ và có lẽ là kiểm soát sâu hơn một chút quá trình rèn luyện sức khỏe. Và với những người quan tâm đến lĩnh vực bẻ khóa sinh học, họ có thể khai thác thêm nhiều lợi ích hơn từ chỉ số này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghe từ bé đến giờ, đã bao giờ bạn tự hỏi

Nghe từ bé đến giờ, đã bao giờ bạn tự hỏi "Âm nhạc tới từ đâu?"

Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục cuộc tranh luận kéo dài hàng trăm năm về nguồn gốc thực sự của âm nhạc.

Đăng ngày: 07/04/2021
Vani - Loại hương liệu đắt thứ 2 thế giới với cái giá đầy biến động

Vani - Loại hương liệu đắt thứ 2 thế giới với cái giá đầy biến động

Khi nhắc đến vị vani mọi người thường nghĩ ngay đó chính là vị cơ bản của nhiều món ăn, chẳng có gì quá cao cấp như socola hay những hương vị khác.

Đăng ngày: 07/04/2021
Vật sắc bén nhất từng được con người tạo ra là gì?

Vật sắc bén nhất từng được con người tạo ra là gì?

Bạn sẽ rất bất ngờ về câu trả lời đấy!

Đăng ngày: 06/04/2021
Một mũi tên chưa đủ giết đối thủ, cung thủ xưa đã làm gì để tăng tính sát thương?

Một mũi tên chưa đủ giết đối thủ, cung thủ xưa đã làm gì để tăng tính sát thương?

Kể cả một cung thủ Mông Cổ thiện xạ cũng rất khó để bắn trúng đối phương trên chiến trường. Vì vậy, họ đã nghĩ ra những cách khác.

Đăng ngày: 05/04/2021
Tìm ra nguồn gốc của hầu hết carbon trên Trái đất

Tìm ra nguồn gốc của hầu hết carbon trên Trái đất

Nghiên cứu mới cho thấy phần lớn carbon hiện diện trên hành tinh của chúng ta ngày nay đến từ môi trường liên sao.

Đăng ngày: 05/04/2021
Nghịch lý: Rượu sẽ trở nên ngon hơn nếu bạn... tăng giá bán

Nghịch lý: Rượu sẽ trở nên ngon hơn nếu bạn... tăng giá bán

Đôi lúc, đời sẽ ngọt ngào hơn khi bạn không biết sự thật.

Đăng ngày: 05/04/2021
10 vạn lượng vàng tương đương 500kg, người xưa lấy đâu ra nhiều vàng mà ban thưởng vậy?

10 vạn lượng vàng tương đương 500kg, người xưa lấy đâu ra nhiều vàng mà ban thưởng vậy?

Vàng là kim loại quý hiếm. Cho đến nay, tổng sản lượng vàng do con người khai thác chỉ đạt là 190.000 tấn, trong đó hơn 2/3 được khai thác sau năm 1950.

Đăng ngày: 05/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News