Chỉ số tia cực tím ở Sài Gòn đạt mức cực đỉnh, cảnh báo nguy cơ ung thư da

Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan - nguyên Phó phòng Dự báo và phục vụ Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết trong khoảng thời gian từ 10h đến 14h, Sài Gòn đạt chỉ số tia cực tím ở ngưỡng rất cao là 12/12.

Người Sài Gòn than trời vì nắng nóng

Sau kỳ nghỉ lễ dài ngày, sáng nay (4/5), người Sài Gòn trở về với nhịp sống, công việc thường ngày. Tuy nhiên cái nắng gay gắt suốt nhiều ngày qua vẫn chưa hề giảm bớt, nhiều người đi làm vào buổi sáng cảm thấy vô cùng ngột ngạt, khó chịu trước nắng nóng oi bức bao trùm mọi tuyến đường của thành phố.

Chỉ số tia cực tím ở Sài Gòn đạt mức cực đỉnh, cảnh báo nguy cơ ung thư da
Người Sài Gòn quay cuồng trong cái nắng nóng gần 40 độ C.

Các nhân viên văn phòng ở Sài Gòn cũng than trời vì cái nóng hầm hập này. Chị Thu Minh, 27 tuổi, nhân viên kinh doanh ở quận 4 than thở: "Ở văn phòng có máy điều hòa mát lạnh, vừa mở cửa phòng ra đường ăn trưa thì cảm giác như bị nướng chín. Sợ quá, nhiều đồng nghiệp của tôi gọi luôn phần ăn trưa giao tận nơi chứ không ai dám ra đường giờ này".

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, tại Nam bộ, nắng nóng tiếp tục duy trì trên diện rộng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Từ ngày mai 5/5, nắng nóng mới có dấu hiệu giảm dần.

Chỉ số tia cực tím ở Sài Gòn đạt mức cực đỉnh, cảnh báo nguy cơ ung thư da
Cả nam và nữ khi ra đường đều phải trùm kín mít để tránh tác hại của ánh nắng.

Chỉ số tia cực tím ở Sài Gòn đạt mức cực đỉnh, cảnh báo nguy cơ ung thư da
Cánh đàn ông cũng vật vã với nắng nóng nhiều ngày của Sài Gòn.

Tia cực tím quá cao có thể gây ung thư da

Trao đổi với chúng tôi, Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan - nguyên Phó phòng Dự báo và phục vụ Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết hiện tại tia cực tím tại Sài Gòn đang ở mức cực đỉnh là 12/12. Đây là mức nguy hiểm cực độ, khiến da của chúng ta bị cháy nắng rất nhanh nếu tiếp xúc với ánh nắng.

"Thời điểm tia cực tím cực độ diễn ra từ khoảng 10h - 14h, đây là khoảng nắng nhất trong ngày. Trong thời gian nắng nóng với tia cực tím đang ở mức cực đỉnh như vậy, sức khỏe của người dân sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, có thể gây ung thư da và tổn hại đến mắt nếu không có biện pháp bảo vệ khi ra đường", bà Lan cho biết. Cũng theo bà Lan, tia cực tím ở sài gòn ở mức cao thường diễn ra ở những thời điểm gần mùa mưa.

Người ra đường nếu không che chắn kỹ, vùng da tiếp xúc với ánh nắng nhiều trong khoảng thời gian từ 10h - 14h sẽ bị cháy nắng, nguy cơ ung thư da rất cao.

GS.TS Phạm Ngọc Đăng, Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam cũng chỉ rõ, tia cực tím (hay tia tử ngoại, tia UV), giúp tổng hợp vitamin D trong cơ thể bằng cách khi chiếu tia cực tím vào da thì sẽ chuyển thành vitamin D. Ngoài ra, ở liều lượng vừa phải tia cực tím còn kích thích mọi quá trình hoạt động chính của cơ thể.

Chỉ số tia cực tím ở Sài Gòn đạt mức cực đỉnh, cảnh báo nguy cơ ung thư da
Thời điểm tia cực tím cực độ diễn ra từ khoảng 10h - 14h, đây là khoảng nắng nhất trong ngày.

"Tia cực tím có tác dụng vệ sinh, diệt các vi trùng, vi khuẩn. Vì thế nếu buổi sáng sớm nếu để tia tử ngoại tiếp xúc với da hoặc nhiều căn nhà được thiết kế để tia tử ngoại chiếu vào nhà thì rất tốt. Tuy nhiên, nếu tia tử ngoại mạnh quá, vượt mức cho phép sẽ giết vi khuẩn, vi trùng, gây ra các bệnh về da, đặc biệt là ung thư da. Vì thế chỉ cho tiếp xúc với tia tử ngoại ở mức độ cho phép, nếu lớn hơn phải phòng tránh", GS.TS Phạm Ngọc Đăng cho hay.

Theo GS.TS Phạm Ngọc Đăng, càng về trưa nếu chỉ số UV quá cao, nó có thể gây ra các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, lão hóa da, ức chế miễn dịch và ung thư da. Tuy nhiên, chỉ số UV hiện tại ở Sài Gòn đo được đang ở mức 8, thậm chí vào khoảng 12-13h trưa thì sẽ hơn mức 10, khá nguy hiểm.

Chỉ số tia cực tím (UV-Index) là một chỉ số quốc tế, cho biết cường độ tia cực tím từ Mặt trời trên mặt đất. UV-index được tính bằng 2 vệ tinh do Hoa Kỳ vận hành.

Hiện tại, thang đo tia UV được chia thành nhiều mức độ. Ý nghĩa của chúng như sau.

0-2: Thấp (màu xanh lá cây): Cường độ tia cực tím từ Mặt trời ở mức thấp, không gây nguy hiểm đối với phần lớn người dân, trừ những người mẫn cảm.

3-5: Trung bình (vàng): Có thể gây hại nếu tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng. Nên ở trong bóng râm vào thời điểm Mặt trời hoạt động mạnh (10h - 16h). Mặc quần áo và bôi kem chống nắng mỗi khi ra ngoài.

6-7: Cao (da cam): Nguy hiểm khi tiếp xúc với ánh nắng. Hạn chế ra ngoài trong khoảng 10h - 16h. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, hãy sử dụng mọi biện pháp bảo vệ có thể: áo chống nắng, kem chống nắng, kính chống tia UV.

8 - 10: Cực cao (đỏ): Cực kỳ nguy hiểm, có thể khiến da của bạn cháy nắng rất nhanh nếu không được bảo vệ. Đừng tiếp xúc với nắng trong thời gian 10h - 16h. Áp dụng mọi biện pháp bảo vệ có thể nếu phải ra ngoài.

11+: Cực độ (tím): Nguy hiểm cực độ, khiến da của bạn cháy nắng rất nhanh nếu tiếp xúc với ánh nắng. Đừng tiếp xúc với nắng trong thời gian 10h - 16h. Áp dụng mọi biện pháp bảo vệ có thể nếu phải ra ngoài.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News