Nắng nóng ảnh hưởng đến cơ thể con người như thế nào?

Điều kiện thời tiết quá nóng sẽ phá hủy hệ thống làm mát tự nhiên của cơ thể, đưa đến các thương tổn và cuối cùng là cái chết.

  • Mùa nắng nóng, phòng bệnh cho trẻ như thế nào?
  • Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Nắng nóng ảnh hưởng tới sức khỏe của con người như thế nào?

Hơn 1.800 người đã thiệt mạng trong đợt nắng nóng tồi tệ nhất lịch sử Ấn Độ. Nhiệt độ lên đến gần 50°C, khiến các con đường ở New Delhi tan chảy và cháy xém cây trồng trong khu vực.

Aftab Ahmad - chuyên gia y học tại bệnh viện Apollo Health City cho biết có nhiều lý do dẫn đến tử vong. "Một trong số đó là vấn đề thích nghi khí hậu", ông nói với The Times of India. "Năm nay, nhiệt độ thay đổi đột ngột. Điều này làm rối loạn cơ chế phòng vệ của cơ thể”.

Khí hậu khắc nghiệt hoành hành ở Ấn Độ vô tình đã nhắc nhở cơ thể chúng ta dễ bị tổn thương như thế nào. Không thể thích ứng với điều kiện nóng nực, con người dễ bị say nắng và mất nước nghiêm trọng. Claude Piantadosi - giám đốc Trung tâm Y tế Duke cho biết con người không thể tồn tại trong thời gian dài, ở điều kiện nhiệt độ vượt quá nhiệt độ cơ thể.

Nắng nóng ảnh hưởng đến cơ thể con người như thế nào?

Cơ chế làm mát

Thông thường, cơ thể tự làm mát bằng cách giải phóng năng lượng ra môi trường ngoài, thông qua bề mặt da. Nhiệt độ môi trường càng nóng, cơ chế này càng khó làm việc. Ở mức gần 38°C, hệ thống đảo chiều và dòng nhiệt sẽ quay ngược vào cơ thể.

Thời điểm đó, con người phụ thuộc vào một cơ chế làm mát thứ hai: mồ hôi. Mồ hôi nóng lên, chuyển thành hơi nước, làm giảm nhiệt độ bên trong cơ thể.

Tuy nhiên độ ẩm cao lại cản trở quá trình tiết mồ hôi. Mồ hôi khi ấy không bay hơi do bão hòa với độ ẩm không khí. "Sự kết hợp nhiệt độ và độ ẩm cao thực sự là điều khá nguy hiểm", Piantadosi nói. "Nó đánh bại cơ chế tản nhiệt của chúng ta".

Trường hợp xấu nhất

Cần biết rằng, cơ chế điều tiết mồ hôi chỉ hoạt động nếu chúng ta uống đủ nước, để bù đắp cho lượng nước hao hụt. Không có đủ nước, cơ thể bắt đầu bị mất nước. Máu lưu thông đến da giảm, từ đó ngăn chặn khả năng đổ mồ hôi. Nhiệt độ cơ thể bắt đầu nóng lên.

Nguy hiểm rình rập khi nhiệt độ cơ thể lên mức 40°C. Ở 40,5°C, con người có nguy cơ đột quỵ nhiệt. Khi nhiệt lên đến 42°C, các cơ quan bị tổn thương, dẫn đến tử vong.

Nắng nóng ảnh hưởng đến cơ thể con người như thế nào?
Nắng nóng làm tan chảy một con đường ở New Delhi (Ấn Độ). ​

Một người bình thường, khỏe mạnh, không thích ứng với nhiệt độ cao, trong điều kiện nắng nóng sẽ đổ 1,5 lít mồ hôi mỗi giờ. Có người thích nghi với thời tiết nóng, với khả năng toát mồ hôi phát triển, tiết ra khoảng 2 lít mồ hôi trong một giờ. "Vì vậy người này thậm chí phải uống 2 lít nước mỗi giờ, chỉ để tồn tại", Piantidosi cho biết.

Nhiệt độ cao và thiếu nước là điều kiện hoàn hảo nhất để phá hủy nội tạng của con người. Nhiệt độ bên trong tăng vọt, nhịp tim tăng lên, máu chảy chậm lại và các cơ quan bắt đầu ngưng hoạt động. Thận ‘đóng cửa’, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể, một cách yếu ớt. Các cơ quan khác bắt đầu cùng chung số phận, sau cùng là thất bại.

Nhanh chóng gục ngã

Trong điều kiện nhiệt độ cực cao, tất cả chỉ diễn ra trong 1 giờ, thậm chí ít hơn. Não - một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, cũng bị ảnh hưởng do thiếu máu. Đó là lý do tại sao trong thời tiết nóng nực, nhiều người đưa ra quyết định thiếu chính xác, nghiêm trọng hơn là đe dọa tính mạng.

Tại những quốc gia đang đối mặt với nắng nóng, chính phủ khuyên mọi người không nên ra ngoài vào khoảng thời gian từ 11 đến 16 giờ để đảm bảo an toàn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News