Chiêm ngưỡng bùng binh dưới nước đầu tiên trên thế giới tại Đan Mạch

Một hệ thống đường hầm và bùng binh dưới Bắc Đại Tây Dương để liên kết các đảo chính thuộc Quần đảo Faroe (Đan Mạch) dự kiến lưu thông xe vào ngày 19/12.

Hệ thống đường hầm dài 11km này sẽ cắt giảm thời gian di chuyển từ thủ đô Torshavn đến Runavik từ 1 giờ 14 phút xuống chỉ còn 16 phút.


Bùng binh này nằm trong hệ thống đường hầm dưới biển nối đảo Streymoy và đảo Eysturoy. (Ảnh: Estunlar).

Theo mạng truyền hình CGTN, mạng lưới đường hầm dưới Quần đảo Faroe được kỹ sư Tróndur Patursson thiết kế giống hình dạng một con “sứa”. Sau hơn ba năm xây dựng, mạng lưới đường hầm mới sẽ thông xe vào ngày 19/12.

Teitur Samuelsen, Giám đốc điều hành của Estunlar - công ty xây dựng đường hầm, cho biết ông đã nêu ý tưởng với kỹ sư Patursson về việc thiết kế bùng binh. "Tôi đã nói với Tróndur Patursson về điều đó. Hệ thống đường hầm tượng trưng cho điệu nhảy tập thể truyền thống ở Faroes, nơi mọi người nắm tay nhau và nhảy những bài ca được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác”.

Mạng lưới đường hầm nằm dưới 187m so với mực nước biển. Giám đốc Samuelsen thừa nhận đây từng là một dự án khó khăn về mặt kỹ thuật.

“Nó rất phức tạp, nhưng chúng tôi đã có kinh nghiệm xây dựng các đường hầm khác ở Quần đảo Faroe. Eysturoyartunnilin là đường hầm dưới biển thứ ba ở Faroes. Trước khi bắt đầu xây dựng, chúng tôi đã có sẵn một lượng lớn dữ liệu địa chấn được thu thập và phân tích trước đó. Tất cả các cố vấn đều có kinh nghiệm xây dựng đường hầm dưới biển lâu năm”, ông Samuelsen cho hay.

Quần đảo Faroe nằm giữa Iceland và Na Uy, một khu vực tự trị của Đan Mạch, là một chuỗi gồm 18 hòn đảo lớn nhỏ ở Bắc Đại Tây Dương. Đường hầm đầu tiên dưới quần đảo được xây dựng vào những năm 1960 và hiện nay có tổng cộng 19 đường hầm. Đường hầm mới nhất được cho là dự án mở rộng cơ sở hạ tầng lớn nhất từ trước đến nay của Quần đảo Faroe. Điều này có nghĩa là 90% dân số có thể di chuyển một cách dễ dàng giữa các đảo qua hệ thống đường hầm dưới biển này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật

Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật

Không cần chặt cây vẫn lấy được gỗ, kỹ thuật cổ xưa của người Nhật khiến thế giới kinh ngạc

Đăng ngày: 02/07/2025
Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Đăng ngày: 02/07/2025
Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Đăng ngày: 02/07/2025
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/07/2025
8 siêu năng lực

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra

Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.

Đăng ngày: 02/07/2025
Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở

Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở

Hai ngàn năm trước, các du khách cổ đại đã đến một ngôi đền Hi Lạp-La mã ở Hierapolis (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ), nằm bên trên một chiếc hang được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới bên kia.

Đăng ngày: 02/07/2025
1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

Tấc, ly, phân, thước là những đơn vị đo chiều dài những đồ vật có kích thước nhỏ khá quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta thời kỳ Cổ Đại.

Đăng ngày: 02/07/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News