Khối lượng vật liệu nhân tạo đã nhiều hơn khối lượng sinh vật sống trên Trái đất
Lần đầu tiên trong lịch sử, các vật liệu do con người tạo ra đã có tổng khối lượng lớn hơn các sinh vật sống trên Trái đất.
Nghiên cứu nêu rõ về "điểm vượt mốc", là điểm mà các sản phẩm nhân tạo nặng hơn các sản phẩm của thế giới tự nhiên. Cụ thể, cứ 20 năm, khối lượng đường sá, các công trình hoặc vật liệu do con người tạo ra lại tăng gần gấp đôi, hiện đã nặng khoảng 1.100 tỷ tấn. Trong khi con người tiếp tục lạm dụng tài nguyên thiên nhiên, đến nay khối lượng các sinh vật sống, bao gồm thực vật và động vật, đã giảm 50% kể từ thời đại nông nghiệp, xuống còn 1.000 tỷ tấn.
Đường sá và các tòa nhà chiếm phần lớn khối lượng vật liệu nhân tạo.
Việc tính toán sự thay đổi giữa khối lượng sinh vật sống và khối lượng vật liệu nhân tạo đã được tiến hành từ năm 1990. Nghiên cứu cho thấy vào đầu thế kỉ XX, khối lượng vật liệu nhân tạo chỉ bằng 3% khối lượng sinh vật sống. Tuy nhiên, kể từ giai đoạn bùng nổ sản xuất toàn cầu sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, các sản phẩm nhân tạo đã gia tăng chóng mặt. Ước tính hiện nay, trung bình mỗi tuần con người tạo ra các sản phẩm nặng tương đương trọng lượng của mỗi người trên Trái đất.
Đồng tác giả nghiên cứu Ron Milo tại Ban Khoa học Thực vật và Môi trường, thuộc Viện Khoa học Weizmann (Israel), cho biết nghiên cứu trên cung cấp một bức tranh toàn cảnh về Trái đất năm 2020. Ông Milo bày tỏ hy vọng các số liệu gây sốc này sẽ khiến con người có ý thức hơn về mức tiêu thụ của mình.
Dựa trên hàng loạt dữ liệu về công nghiệp và hệ sinh thái, nghiên cứu ước tính mỗi năm có thêm 30 tỷ tấn sản phẩm nhân tạo. Với tỉ lệ hiện nay, tổng khối lượng vật liệu nhân tạo sẽ đạt 3.000 tỷ tấn vào năm 2040. Cùng lúc đó, khối lượng sinh vật sống đang giảm, chủ yếu do nạn phá rừng và sử dụng đất phục vụ nông nghiệp. Đường sá và các tòa nhà chiếm phần lớn khối lượng vật liệu nhân tạo, do nhiều xu hướng xây dựng, trong đó có chuyển đổi nguyên liệu từ gạch sang bê tông từ giữa thập niên 1950.
Tác giả chính Emily Elhacham cho biết nghiên cứu chỉ ra dấu hiệu ảnh hưởng quá mức của con người đối với thế giới tự nhiên. Bà Elhacham cảnh báo con người không thể chối bỏ vai trò then chốt trong thế giới tự nhiên và phải cùng chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

Công dụng bất ngờ của chiếc lỗ nhỏ trên khóa không phải ai cũng biết
Bạn cho chiếc lỗ nhỏ trên khóa này là đồ thừa thãi. Bạn sẽ hối hận khi đọc xong bài viết này.

Bảo vật vô giá trong lăng mộ Càn Long khiến 4 người cả gan “sở hữu” chịu kết cục thảm khốc
Được chôn cất cùng với Càn Long, vị hoàng đế nổi tiếng của nhà Thanh, nhưng ít ai ngờ rằng sức mạnh bí ẩn của bảo vật này lại khiến cho người sở hữu hứng chịu kết cục bi thảm.

Trước khi xử tử phạm nhân, vì sao đao phủ Trung Hoa xưa lại phải phun rượu lên lưỡi đao?
Hành động tưởng như kỳ lạ này thực chất được xem là việc làm bảo vệ các đao phủ trước một thế lực đáng sợ được tin là có tồn tại vào thời bấy giờ.

Vô cực có thật không?
Vô cực có thật không? Hay đó chỉ là những điều vô nghĩa trong toán học mà bạn nhận được khi chia cho số 0? Nếu vô cực không có thực, điều này có nghĩa là số 0 cũng không có thực?

Đỉnh Everest chính thức "cao thêm" 60,69cm
Theo kết quả khảo sát, đỉnh Everest cao 29.031 feet (8.8486488 m) so với mực nước biển, cao hơn 2 feet so với độ cao được chính phủ Nepal công nhận trước đây.

Hé lộ bí mật bên trong máy gắp thú bông, từ đó đúc kết kinh nghiệm giúp bạn tăng tỷ lệ thắng gấp nhiều lần
Bạn có muốn kẹp được con thú bông sang trọng và dễ thương bên trong tủ kính chỉ bằng những cánh tay máy vô cùng yếu ớt?
