Chiến trường nơi Hoàng đế Caesar thảm sát 150.000 người
Vị hoàng đế vĩ đại nhất của đế chế La Mã từng giết 150.000 người trong trận chiến với hai bộ lạc trên đất Hà Lan.
The Guardian hôm qua đưa tin, các nhà khảo cổ học tại Đại học Vrije ở Amsterdam đã tìm thấy bằng chứng cho thấy Hoàng đế La Mã Julius Caesar (100 - 44 trước Công nguyên) từng đặt chân đến Hà Lan và tàn sát hai bộ lạc người Đức trong trận chiến khiến 150.000 người chết.
Julius Ceasar là nhà quân sự lỗi lạc của đế chế La Mã cổ đại. (Ảnh: Alamy).
"Đây là lần đầu tiên sự hiện diện của Caesar và quân đội của ông trên đất Hà Lan được minh chứng rõ", Nico Roymans, một nhà khảo cổ học ở Đại học Vrije, cho biết.
Theo các nhà nghiên cứu, hai bộ lạc Tencteri và Usipetes đến từ khu vực phía đông sông Rhine và cầu xin Caesar cho tị nạn. Nhưng hoàng đế La Mã từ chối và lệnh cho 8 quân đoàn kỵ binh tiêu diệt họ. Trận chiến diễn ra vào năm 55 trước Công nguyên.
Hơn 100 bộ xương, 20 thanh kiếm và mũ giáp được khai quật tại Kessel, phía nam tỉnh Brabant, Hà Lan, trong ba thập kỷ qua. Thông qua phương pháp xác định niên đại bằng đồng vị carbon cũng như phân tích lịch sử và địa hóa học, các nhà nghiên cứu khẳng định đồ khai quật có niên đại vào thế kỷ thứ nhất và nơi tìm thấy chúng chính là chiến trường diễn ra vụ thảm sát hai bộ lạc.
Caesar từng nhắc đến trận chiến trong văn bản Commentarii de Bello Gallico về chiến tranh với xứ Gallia, nhưng vị trí chính xác vẫn còn là điều bí ẩn. Theo lời kể của Caesar, ông đã quét sạch bộ lạc và giết chết 400.000 người. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học nhận định con số tử vong thực tế vào khoảng 150.000 - 200.000 người.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Thành phố của giới siêu giàu La Mã cổ đại chìm dưới đáy biển
Thành phố Baiae nằm dưới lòng đại dương từng là nơi dành cho tầng lớp giàu có thời La Mã với nhiều công trình xa hoa lộng lẫy.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
