Chim ác là biết tháo vòng theo dõi cho đồng loại

Một nhóm nhà nghiên cứu mất những thiết bị theo dõi đắt giá khi bầy chim ác là lao tới mổ vòng GPS mà đồng loại của chúng đang đeo.

Chim ác là biết tháo vòng theo dõi cho đồng loại
Bộ đai gắn thiết bị theo dõi chim ác là. (Ảnh: Dominique Potvin)

Công nghệ hiện đại cho phép các nhà nghiên cứu đặt thiết bị theo dõi cho những loài vật từng được xem là quá nhỏ để mang theo, tạo ra nguồn dữ liệu dồi dào về chuyển động của chúng. Thông tin này đóng vai trò thiết yếu giúp cứu nhiều loài nguy cấp. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Dominique Potvin ở Đại học Sunshine Coast, đồng tác giả nghiên cứu đăng trên tạp chí Australian Field Ornithology, một số động vật dường như không bị ảnh hưởng bởi vòng theo dõi, những loài khác lại ghét thiết bị này. "Bạn không bao giờ thực sự dự đoán được một loài sẽ phản ứng ra sao. Đó là nguyên nhân chúng tôi tiến hành nghiên cứu thử nghiệm", Potvin cho biết.

Thông thường, các loài chim nhỏ và vừa không thoải mái khi mang vòng theo dõi. Việc tiến hành nghiên cứu khi động vật thay đổi hành vi do sức nặng của vòng theo dõi cũng không hợp lý. Điều này ngăn nhà điểu học đặt vòng theo dõi cho phần lớn thành viên trong họ chim sẻ. Tuy nhiên, chim ác là Australia là loài chim sẻ lớn và thông minh đến mức nhiều người tưởng nhầm chúng thuộc họ quạ. Do đó, chúng có thể đeo vòng theo dõi mà không bị quấy rầy.

Các nhà nghiên cứu quyết định đeo vòng theo dõi cho loài chim biểu tượng của Australia. Để tránh bắt con chim 2 lần, họ thiết kế một bộ đai chứa cơ cấu nhả nhanh khiến vòng theo dõi hoạt động khi ở gần nam châm. Kế hoạch của họ là đặt một nam châm mạnh gần trạm cung cấp thức ăn. Trạm này cũng có những thiết bị ở gần đó có thể sạch không dây bộ pin và tải dữ liệu, giúp giảm bớt yêu cầu về thời lượng pin và lưu trữ dữ liệu.

Tuy nhiên, Potvin và cộng sự không ngờ tới sau khi được thả ra, chim ác là bắt đầu mổ vòng theo dõi để tháo thiết bị. Đây là công việc khó khăn nếu chúng tự tháo bỏ, nhưng nhóm nghiên cứu của Potvin chứng kiến những con chim ác là khác bay tới giúp, mổ liên tục vào bộ đai cho tới khi phát hiện điểm yếu để giải thoát cho đồng loại.

Trong vòng 3 ngày, cả 5 con chim ác là đeo vòng theo dõi đều được giải thoát, dù phần lớn trường hợp xảy ra ở độ cao lớn đến mức nhóm nghiên cứu không thể chứng kiến quá trình. Điều này có nghĩa họ không thể thu lại thiết bị theo dõi đắt đỏ. Dù không thể thu thập dữ liệu như dự kiến, nhóm nghiên cứu vẫn phấn khởi bởi đây là ví dụ hiếm hoi về tinh thần vị tha ở loài chim. Những con chim ác là đeo vòng theo dõi được giải thoát bởi đồng loại không mang vòng, không phải theo quan hệ lợi ích. Điều này góp phần xác nhận trí thông minh của chim ác là và quan hệ xã hội chặt chẽ khiến các thành viên trong đàn giúp đỡ lẫn nhau.

Phát hiện trên biến chim ác là thành đối tượng nghiên cứu hấp dẫn hơn với các nhà khoa học. Quần thể hiện nay rất dễ chịu tác động từ biến đổi khí hậu. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp Potvin và cộng sự tìm ra cách tốt hơn để tìm hiểu chim ác là phản ứng ra sao trước điều kiện môi trường thay đổi.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Rơi vào

Rơi vào "cửa tử", linh dương nổi điên húc thủng bụng báo săn

Rơi vào " cửa tử", linh dương vùng lên phản kháng, đẩy báo săn ngã xuống đất rồi dùng cặp sừng sắc nhọn húc thẳng vào bụng.

Đăng ngày: 24/02/2022
Gần 50% con đại bàng hói Mỹ bị nhiễm độc chì mãn tính

Gần 50% con đại bàng hói Mỹ bị nhiễm độc chì mãn tính

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện tỷ lệ nhiễm độc chì cao ở hai loại đại bàng phổ biến nhất nước Mỹ, đại bàng hói và đại bàng vàng, từ năm 2010 đến 2018.

Đăng ngày: 24/02/2022
Loài chim sẻ chuyên kiếm ăn dưới nước với kĩ năng

Loài chim sẻ chuyên kiếm ăn dưới nước với kĩ năng "ngụp lặn" siêu hạng

Đôi cánh của loài chim này có cơ chế độc đáo, giúp chúng vừa có thể bay trên không trung, nhưng cũng có thể sử dụng như các chân chèo dưới nước, giúp chúng lặn sâu với tốc độ đáng kinh ngạc.

Đăng ngày: 24/02/2022
Hổ dữ chật vật nhảy lên lưng hạ sát bò sữa và cái kết

Hổ dữ chật vật nhảy lên lưng hạ sát bò sữa và cái kết

Bị con mồi chống trả quyết liệt, hổ Siberia phải tốn khá nhiều sức mới hạ được con bò sữa trưởng thành.

Đăng ngày: 23/02/2022
Cá sấu sông Nile khổng lồ - nỗi ác mộng của hàng triệu con linh dương đầu bò trong mùa di cư

Cá sấu sông Nile khổng lồ - nỗi ác mộng của hàng triệu con linh dương đầu bò trong mùa di cư

Con đường tiến đến sự thành công không thể thiếu những sự hy sinh, đánh đổi.

Đăng ngày: 23/02/2022
Khoa học lần đầu tiên giải mã được nghịch lý về cái đuôi thằn lằn

Khoa học lần đầu tiên giải mã được nghịch lý về cái đuôi thằn lằn

Các nhà khoa học tìm ra những cấu trúc siêu nhỏ giúp loài thằn lằn có thể tự cắt đứt đuôi của chính mình, nhưng cũng có thể gắn chặt chúng trong điều kiện bình thường.

Đăng ngày: 22/02/2022
Hà mã già

Hà mã già "gân" uốn nắn bầy sư tử hỗn láo

Trong chúng ta ai mà có thể không yêu thích được sư tử, loài động vật đứng đầu vĩ đại, dũng cảm nhất, đồng thời cũng là loài thú săn mồi bất bại, không có đối thủ trong tự nhiên.

Đăng ngày: 22/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News