Chim bay nhanh hơn do biến đổi khí hậu

Không những vậy, chúng còn tăng trọng, cải thiện khả năng sinh sản từ những thay đổi về tốc độ gió.

>>> Hải âu hiếm nhất thế giới

Tốc độ gió lưu thông trên vùng biển Nam Cực gia tăng trong 3 thập niên qua, và những luồng gió ngày càng mạnh đã buộc chim chóc trong khu vực phải bay nhanh hơn, theo nghiên cứu mới của các chuyên gia Pháp đăng trên chuyên san Science. Sự thay đổi tốc độ gió có liên quan đến biến đổi khí hậu, và ảnh hưởng mới nhất của quá trình này, chỉ tính trong thời điểm hiện tại, được cho là khá tích cực đối với không ít loài chim. Quãng đường kiếm ăn của chúng được rút ngắn, tăng cường khả năng sinh sản, và thậm chí nhiều cá thể chim tăng trung bình hơn 1kg chỉ trong khoảng 30 năm.

Đối tượng nghiên cứu của các chuyên gia là loài hải âu lớn, loài chim dành hầu hết thời gian bay lượn khắp nơi, và chúng chỉ đậu trên mặt đất để tìm thức ăn hoặc sinh sản. Quần đảo Crozet đầy gió ở Nam Cực đã trở thành nhà của chúng trong nhiều năm qua. Đội ngũ nghiên cứu cho rằng những con chim khác, như hải âu đen, cũng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trên như hải âu lớn hoang dã. Nhóm của Henri Weimerskirch, thuộc Trung tâm nghiên cứu sinh học Chize (Pháp), chọn quần đảo Crozet để nghiên cứu vì nơi đây ghi nhận đủ các thông số trong nhiều năm, từ khí hậu đến cộng đồng chim chóc.


Chim hải âu mập hơn và bay nhanh hơn trước đây

Weimerskirch và đồng sự đã phân tích thông tin trong 40 năm về dân số hải âu lớn tại Crozet. Từ năm 1989, họ đã bắt đầu gắn thiết bị truyền nhận tín hiệu vệ tinh để theo dõi sát sao đường bay của chim chóc tại đây. Do vậy, nhóm của Weimerskirch đã xác định được tốc độ gió tây ở biển Nam Cực tăng trung bình 15% chỉ trong vài chục năm gần đây. Kết quả là đường bay của chim hải âu lớn mở rộng. Nếu chim mái bay tốc độ trung bình 500 km/ngày vào năm 1990, con số này tăng lên 700 km/ngày vào năm 2010.

Hiện loài chim có vẻ được hưởng lợi từ sự thay đổi tốc độ gió, nhưng ảnh hưởng tích cực này có thể chỉ tồn tại trong ngắn hạn nếu gió ở biển Nam Cực đi theo lộ trình suy đoán của giới khoa học. Dựa trên các mô hình tính toán, Weimerskirch cho hay gió sẽ ngày càng mạnh hơn, và hiện tượng gió đổi chiều về hướng vùng cực sẽ mạnh hơn. Điều này có thể gây áp lực lên các cộng đồng chim chóc trong khu vực, làm biến đổi lộ trình kiếm ăn của chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Quái vật nửa ếch - rắn - giun siêu

Quái vật nửa ếch - rắn - giun siêu "dị" ở Việt Nam

Loài ếch kỳ lạ này sở hữu bề ngoài giống rắn, khiến không ít người hoảng sợ khi lần đầu tiên nhìn thấy chúng.

Đăng ngày: 30/04/2025
Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Đăng ngày: 29/04/2025
Thói quen ngủ lạ thường của các loài động vật

Thói quen ngủ lạ thường của các loài động vật

Nhiều loài động vật tập tính ngủ độc đáo như ngủ đứng, ngủ trong khi bơi hoặc không ngủ suốt vòng đời.

Đăng ngày: 29/04/2025
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 28/04/2025
44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

Đăng ngày: 27/04/2025
10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News