Chim cánh tập bơi vì sợ nước

Con chim cánh cụt vua Charlotte mắc chứng sợ nước và đang phải tập bơi.

  • Tìm được chim cánh cụt to kỷ lục
  • Chim cánh cụt cũng có thể bay

Chim cánh cụt sợ nước tập bơi

Con chim cánh cụt Charlotte được ấp nở tại Công viên bảo tồn động vật Birdland, hạt Gloucestershire, Anh. Nó được Alistair Keen, nhân viên khu bảo tồn chăm sóc từ khi chào đời.

Chim cánh tập bơi vì sợ nước
Charlotte là một con chim cánh cụt vua nhưng lại sợ nước. Nó đập nước bắn tung tóe khi được đưa xuống bể học bơi với nhân viên khu bảo tồn. (Ảnh: BNPS)

Chim cánh cụt hoang dã thường làm quen với nước rất nhanh bởi đây là môi trường cung cấp nguồn thức ăn chủ yếu cho chúng. Tuy nhiên, khác hẳn những con khác thuộc loài cánh cụt vua vốn nổi tiếng là những tay bơi lặn giỏi, Charlotte mắc chứng sợ nước. Nó luôn tìm cách né tránh hồ nước trong khu nuôi nhốt.

Khi con vật ngày càng biểu hiện rõ sự sợ hãi, Keen quyết định phải dạy nó cách bơi. Anh mặc đồ bơi, đeo kính và ống thở để hướng dẫn Charlotte ngay tại bể.

"Chim cánh cụt non thường học bơi bằng cách theo bố mẹ xuống nước. Do đó, với tư cách là 'cha nuôi' của Charlotte, tôi nghĩ mình có bổn phận dạy bơi cho nó," Keen nói.

Chim cánh tập bơi vì sợ nước
Charlotte nỗ lực đập cánh bay lên, trốn phải học bơi. (Ảnh: BNPS)

Theo Keen, khi xuống nước học bơi, Charlotte không chỉ đập nước tung tóe mà còn cố chạy trốn bằng cách bay lên.

"Ban đầu Charlotte hoàn toàn khiếp sợ với việc xuống nước và làm bộ lông ướt sũng. Tôi biết chim cánh cụt không thể bay nhưng thật sự Charlotte đã nỗ lực không thể chê được khi gắng vỗ đôi cánh bé xíu để bay lên," Keen cho biết.

Nhờ sự kiên trì của người thầy bất đắc dĩ, Charlotte đã dần chế ngự được nỗi sợ để làm quen với nước và bơi lội.

Theo Mirror, công viên bảo tồn động vật Birdland là nơi duy nhất tại Anh gây giống chim cánh cụt vua. Charlotte là con non đầu tiên được nuôi dưỡng ở đây trong vòng 7 năm và là con cái đầu tiên được sinh ra trong 9 năm. Nó được ấp nở nhân tạo vì lũ chim cánh cụt trước đó làm vỡ nhiều quả trứng.

Chim cánh cụt vua, có tên khoa học là Aptenodytes patagonicus, là loài lớn thứ hai trong họ chim cánh cụt. Chúng có thể đạt đến chiều cao hơn 90 cm , nặng hơn 15 kg. Đặc điểm nổi bật của cánh cụt vua là những vệt màu cam vàng sáng ở mỏ và hai bên tai. Chim cánh cụt vua chủ yếu ăn các loài cá nhỏ, mực và thường phân bố tại các đảo ở phía bắc Nam Cực.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Rắn là chuyên gia đột nhập vào hang hẹp, nơi cầy mangut giấu con non. Khi linh do thám phát hiện có rắn chúng sẽ cất tiếng kêu cảnh báo. Cả bầy kéo tới nghênh chiến kẻ thù.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News