Chim choắt lập kỷ lục bay 13.560km liên tục

Một con chim choắt gắn thẻ theo dõi đã lập kỷ lục thế giới về chuyến bay dài nhất từng được ghi nhận ở các loài chim.

Theo Earth Sky đưa tin hôm 27/10, "kỷ lục gia" là một con chim non mới 5 tháng tuổi thuộc loài Limosa lapponica, còn được gọi là choắt mỏ thẳng đuôi vằn. Nó đã bay không ngừng từ Alaska đến vịnh Ansons ở Tasmania trong 11 ngày, từ hôm 13/10 đến 24/10, vượt hành trình dài 13.560km.


Choắt mỏ thẳng đuôi vằn là một loài chim lội nước thuộc họ Dẽ. (Ảnh: Featherbase)

Các nhà khoa học đã theo dõi con vật khi nó băng qua các hòn đảo khác nhau ở Thái Bình Dương, bao gồm cả Vanuatu và New Caledonia, nhưng nó không nghỉ chân ở bất kỳ địa điểm nào.

Kỷ lục trước đó về chuyến bay dài nhất ở chim cũng do một con choắt mỏ thẳng đuôi vằn xác lập vào năm ngoái. Trong năm đó, một cá thể chim đực thuộc loài này - có mã gắn thẻ là 4BBRW - đã bay từ Alaska đến New Zealand với tổng quãng đường 13.050 km.

Chuyên gia Eric Woehler từ tổ chức bảo tồn Birdlife Tasmania cho biết những chuyến bay dài như vậy là "đặc biệt rủi ro" với choắt mỏ thẳng đuôi vằn vì loài này không có khả năng hạ cánh trên mặt nước.

"Nếu một con choắt mỏ thẳng đuôi vằn rơi xuống nước, nó sẽ chết. Loài này không có màng ở chân nên không có cách nào để thoát khỏi mặt nước", Woehler giải thích.

Do không thể nghỉ ngơi để kiếm thức ăn và nước uống, chuyên gia ước tính con chim đã mất ít nhất một nửa trọng lượng cơ thể trong chuyến bay kỷ lục của nó.

Tuy nhiên, choắt mỏ thẳng đuôi vằn có một "biệt tài" cho phép chúng vượt đại dương. Loài này có thể thu nhỏ 25% các cơ quan nội tạng như gan, thận và đường tiêu hóa để tạo thêm không gian cho việc tích trữ chất béo. Khi kết thúc hành trình, chúng có thể trở về kích thước ban đầu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay

Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Đăng ngày: 20/04/2025
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Đăng ngày: 20/04/2025
Nghịch lý: Động vật càng

Nghịch lý: Động vật càng "to xác" càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi?

Việc động vật có kích thước cơ thể càng to lớn càng tiêu thụ ít năng lượng tương đối so với động vật nhỏ là một câu hỏi hóc búa với giới sinh học.

Đăng ngày: 18/04/2025
Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Đăng ngày: 17/04/2025

"Ma sông Mekong" bất ngờ xuất hiện ở Campuchia

Các chuyên gia bão tồn tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện một loài cá chép quý hiếm đã bị mất tích hơn 20 năm qua.

Đăng ngày: 17/04/2025
Lạ lùng loài cá được tìm thấy ở Nam Cực: Có máu màu trắng, sẽ chết nếu nhiệt độ vượt quá 5 độ

Lạ lùng loài cá được tìm thấy ở Nam Cực: Có máu màu trắng, sẽ chết nếu nhiệt độ vượt quá 5 độ

Các nhà khoa học cho biết, loài cá băng ở Nam Cực này chỉ có thể sống được trong môi trường nước lạnh không thể vượt quá 5 độ C.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News