Chim cúc cu lập kỷ lục bay 6.500km trong một tuần
Carlton II là chim cúc cu bay nhanh nhất từng ghi nhận trong hành trình di cư từ châu Phi đến Anh.
Carlton II được đặt tên theo vùng đầm lầy Carlton ở Suffolk, nơi Tổ chức Điểu học Anh (BTO) gắn thẻ theo dõi cho nó vào tháng 5/2018. Chim cúc cu thường mất 2-3 tuần để bay từ Bờ Biển Ngà (Tây Phi) tới Anh, nhưng Carlton II chỉ cần 7 ngày, Standard hôm 30/4 đưa tin. Với sự trợ giúp của gió mạnh, nó vượt qua hai con cúc cu khác là PJ và Senan. Khi Carlton II đến đích, hai con còn lại vẫn đang nghỉ ngơi ở Tây Ban Nha và Bắc Phi.
Chim cúc cu Carlton II được gắn thẻ theo dõi tháng 5/2018. (Ảnh: BTO).
Thiết bị theo dõi cho thấy Carlton II đã dừng chân ở một sân golf phía nam London và hai sân golf khác ở Berkshire, Burnham Beeches, trước khi trở về vùng đầm lầy tại Suffolk. Nó sẽ sống ở đây trong mùa hè rồi lại bay tới những rừng mưa ở Gabon (Trung Phi) vào mùa đông. Carlton II phải vượt qua chặng đường gian khổ với nhiều nguy hiểm như gió lớn, giông, mưa đá, bão cát, hạn hán và bay đường dài trên biển. Kể từ khi được gắn thẻ, nó đã bay hơn 35.000km trong các chuyến di cư.
"Thật tuyệt khi thấy Carlton II trở về Anh nhanh như vậy. Điều đó cho thấy loài chim từ vùng nhiệt đới châu Phi này có thể bay nhanh như thế nào khi gặp các điều kiện di cư thuận lợi. Hành trình di cư nhiều nguy hiểm đến mức chúng tôi luôn thấy nhẹ nhõm khi chúng trở về, bất kể nhanh hay chậm", tiến sĩ Chris Hewson, nhà khoa học đứng đầu dự án theo dõi chim cúc cu của BTO, chia sẻ.
Các nhà khoa học BTO theo dõi cúc cu để tìm hiểu nguyên nhân gần 3/4 số chim trong độ tuổi sinh sản ở Anh biến mất chỉ trong 25 năm qua.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.

Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư
Các nhà khoa học vừa lý giải được cách thức mà loài chuột lang nước với kích thước lớn của cơ thể giảm thiểu được nguy cơ ung thư.

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Những chú chim rực rỡ sắc màu nhất thế giới
Thế giới các loài chim vô cùng phong phú và đa dạng về màu sắc, kích thước…Và đây là danh sách những chú chim nhỏ bé nhưng vô cùng sặc sỡ.
