Chim cũng biết “bảo kê”

Nghiên cứu mới cho thấy loài chèo bẻo sa mạc Kalahari, hay còn gọi là chèo bẻo đuôi chĩa, hoạt động như thành viên của một băng bảo kê cho các loài chim khác.


"Đại ca" chèo bẻo đuôi chĩa.

Theo nhóm chuyên gia Đại học Bristol, Cambridge (Anh) và Nghiên cứu mới cho thấy loài chèo bẻo sa mạc Kalahari, hay còn gọi là chèo bẻo đuôi chĩa, hoạt động như thành viên của một băng bảo kê cho các loài chim khác.Cape Town (Nam Phi), nghiên cứu này cho thấy hai loài động vật phát triển từ quan hệ ký sinh sang hỗ sinh như thế nào.

Tiến sĩ Andrew Radford, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Do chèo bẻo sa mạc Kalahari (tên khoa học là Dicrurus adsimilis) là loài chim ký sinh chuyên nhào xuống trộm thức ăn của các loài khác, bạn sẽ nghĩ rằng chúng ít lộ diện trong thời gian chờ đợi. Tuy nhiên, thật đáng ngạc nhiên là chèo bẻo đậu ngay bên trên những con chim hét cao cẳng đang lục tìm thức ăn bên dưới, và thông báo sự hiện diện của mình bằng cách phát ra tiếng kêu đặc trưng trong khoảng 4-5 giây”.

Khi nhóm chuyên gia phát lại âm thanh chèo bẻo cho một nhóm chim hét, họ nhận thấy chúng giãn ra trên một phạm vi rộng và ít ngước cổ lên hơn. Điều đó cho thấy chúng ít lo ngại động vật ăn thịt rình rập khi có chim chèo bẻo canh chừng. “Chúng tôi nghĩ rằng chèo bẻo đã phát triển khả năng báo động cho chim hét biết sự hiện diện của chúng, giúp nhóm chim này lục tìm thức ăn hiệu quả hơn”, ông nói thêm.

Thế nhưng, cũng theo các chuyên gia, bất chấp dịch vụ “bảo kê” của chèo bèo hữu dụng đến mức nào, các con chim tìm mồi có phản ứng tốt hơn với những cuộc gọi báo động của đồng loại. “Có thể chim hét không tin tưởng mafia chèo bẻo bằng các con vật cùng loài với chúng”, ông Radford nói.

Việc nghiên cứu sâu sự đồng tiến hóa phức tạp giữa các loài vật cung cấp cho những nhà khoa học cách thức tìm hiểu các mối quan hệ quan trọng khác, chẳng hạn như giữa các loại thuốc và vi khuẩn. Nghiên cứu được đăng trên chuyên san Evolution thuộc Hội Nghiên cứu về sự tiến hóa của Mỹ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 23/03/2025
Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Đăng ngày: 22/03/2025
Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Đăng ngày: 22/03/2025
Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News