Chim mẹ mẫn cán nhất

Một con chim frigate đảo Giáng Sinh có tên Lydia mới đây đã bay suốt 26 ngày qua khoảng cách hơn 4.000 km - băng qua các núi lửa Indonesia và một vài tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất châu Á - để tìm thức ăn cho con.

Chuyến bay, được các nhà khoa học tại Công viên quốc gia đảo Giáng Sinh theo dõi bằng một thiết bị định vị toàn cầu, là hành trình bay không nghỉ xa nhất được biết tới nay của loài chim biển có nguy cơ tuyệt chủng này.

Trước kia, người ta cứ ngỡ rằng loài chim ăn xác thối có bộ lông pha trắng - đen và chiếc mỏ hồng rất điển hình này chỉ bay vài trăm kilomét cách xa tổ là cùng, và mỗi lần cũng chỉ kéo dài vài ngày.

"Đây quả là khám phá thực sự", David James, điều phối viên về quan trắc đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Đảo Giáng sinh nhận định.

Hành trình của Lydia bắt đầu hôm 18/10 từ đảo Giáng Sinh, một hòn đảo của Australia trên Ấn Độ Dương, cách thủ đô Jakarta (Indonesia) khoảng 480 km về phía Nam, cách 2.500 km về phía Tây Bắc của Perth, ở phía Tây Australia.

Để lại một đứa con cho bạn đời chăm sóc, Lydia nhằm hướng Nam tới vùng nước mở, có thể để ăn cắp cá của những con chim biển khác, một thói quen của các loài chim ăn xác thối. Sau đó, nó lượn trở lại hôm 26/10 và bay giữa các đảo Java và Sumatra của Indonesia. Từ đó, nó băng qua đảo Borneo hôm 9/11 trước khi bay trở lại Java và về tổ hôm 18/11, nơi nó cho con ăn.

Mặc dù chuyến bay này là dài kỷ lục đối với một con chim frigate, nhưng còn xa mới "đọ" được chuyến bay 46 ngày của một con hải âu lớn đầu xám.

Lydia là 1 trong 4 con chim frigate ở đảo Giáng sinh được gắn thẻ để theo dõi qua vệ tinh. Chúng cung cấp cho các nhà khoa học những thông tin cần thiết về lộ trình bay và kiểu cho ăn của chim frigate. Trước kia, hầu hết dữ liệu như vậy được cung cấp bởi những người quan sát chim. Các quan chức hy vọng dữ liệu mới sẽ giúp cải thiện công tác bảo tồn.

Hiện chỉ còn khoảng 1.200 cặp chim frigate trên hòn đảo nhỏ này ở Ấn Độ Dương, khiến cho chúng trở thành một trong những loài chim biển có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới.

T. An

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tại sao một số động vật vẫn

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?

Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Đăng ngày: 15/04/2025
Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật

Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Đăng ngày: 14/04/2025
Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Đăng ngày: 13/04/2025
Khả năng kỳ lạ của mèo

Khả năng kỳ lạ của mèo

Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !

Đăng ngày: 12/04/2025
10 con vật biết nói

10 con vật biết nói

Tinh tinh lùn biết khen khi ăn ngon, cá heo biết xưng tên hay voi biết tiếng Hàn Quốc là những điều các nhà khoa học đang chú tâm nghiên cứu để chứng minh động vật cũng có ngôn ngữ riêng.

Đăng ngày: 12/04/2025
10 loài thủy quái của sông Amazon

10 loài thủy quái của sông Amazon

Cá Pacu là loài sinh vật có hàm răng giống người. Không giống những loài sinh vật trong danh sách, cá Pacu là cá ăn tạp, thức ăn yêu thích là hoa quả và các loại hạt.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News