Chim ở San Francisco hót khác đi vì Covid-19

Theo một nghiên cứu công bố trên chuyên san Science, các loài chim ở San Francisco, Mỹ, bắt đầu thay đổi cách hót trong thời gian con người trải qua đại dịch Covid-19.

Trước Covid-19, những con chim sẻ đầu trắng ở thành thị tạo ra âm thanh lớn gấp ba lần những con sẻ vùng nông thôn, CNN dẫn lại nghiên cứu. Khi Covid-19 ập đến, các nhà nghiên cứu nhận thấy cường độ âm thanh ở các khu vực đô thị thấp hơn đáng kể. Trên thực tế, số liệu này tương tự cường độ âm thanh của lưu lượng giao thông vào giữa những năm 1950.

“Nói cách khác, lệnh phong tỏa Covid-19 đã tạo ra một mùa xuân im lặng trên toàn khu vực vịnh San Francisco”, các nhà khoa học cho biết. “Chúng tôi phát hiện những con chim hót nhẹ nhàng hơn khi mức độ tiếng ồn thấp hơn”.


Thời gian phong tỏa trong dịch Covid-19 đã tạo ra một "mùa xuân im lặng" khắp vùng vịnh San Francisco và khiến loài chim sẻ đầu trắng thay đổi cách hót. (Ảnh: Shutterstock).

Bằng cách phân tích dữ liệu về lưu lượng giao thông qua cầu Cổng Vàng, các nhà nghiên cứu nhận thấy lượng phương tiện giao thông giai đoạn tháng 4-5 đã xuống mức thấp chưa từng thấy kể từ năm 1954.

Các loài chim phản ứng với sự thay đổi này bằng cách tạo ra âm thanh ở biên độ thấp hơn nhưng hiệu quả hơn. Kiểu âm thanh này giúp chúng tối đa hóa khoảng cách giao tiếp và khiến âm thanh của chúng nổi bật hơn.

Mặc dù những con chim hót nhẹ nhàng hơn, nghiên cứu cho thấy khoảng cách giao tiếp của chúng tăng gần gấp đôi, nâng cao khả năng giao phối.

“Ngoài ra, tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu tăng gấp đôi. Điều này giúp giải thích các ý kiến cho rằng tiếng chim hót nghe có vẻ to hơn trong thời gian phong tỏa”, theo các nhà nghiên cứu.

Mặc dù các nhà nghiên cứu không thể có được dữ liệu tiếng ồn của những năm 1950, họ cho biết các dữ liệu hiện có chỉ ra rằng một sự thay đổi ngắn nhưng đáng kể trong hành vi của con người đã loại bỏ được hậu quả của hơn một nửa thế kỷ ô nhiễm tiếng ồn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Đăng ngày: 20/04/2025
Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tại sao một số động vật vẫn

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?

Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Đăng ngày: 15/04/2025
Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật

Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Đăng ngày: 14/04/2025
Ý nghĩa bất ngờ đằng sau tiếng hót của loài chim

Ý nghĩa bất ngờ đằng sau tiếng hót của loài chim

Mỗi mùa xuân sang, chúng ta lại được nghe thấy những tiếng chim hót ríu rít nhiều hơn. Những giai điệu từ tiếng chim hót thường có khá bắt tai, tuy nhiên nó không dành cho con người.

Đăng ngày: 13/04/2025
Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Đăng ngày: 13/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News