Chim oanh "lẻ bóng" 4 năm vì bộ lông bạch tạng

Một con chim oanh bạch tạng buộc phải sống đơn độc nhiều năm do không có phần ức màu đỏ đặc trưng giúp chim đực nhận ra bạn tình tiềm năng.

Nhà côn trùng học kiêm chuyên gia quan sát các loài chim John Walters ở Devon, Anh, theo dõi con chim oanh bạch tạng từ năm 2016 và cho biết nó không có bạn tình trong suốt thời gian đó. Theo Walters, những con chim đực có thể không chú ý tới nó do phần ức màu trắng khác biệt.

Chim oanh lẻ bóng 4 năm vì bộ lông bạch tạng
Chim oanh bạch tạng hiếm gặp. (Ảnh: SWNS).

Con chim đặc biệt sống quanh làng Bridford thuộc hạt Devon, trắng muốt từ mỏ tới đuôi. Màu sắc đặc biệt này do đột biến di truyền gây ra, khiến chim oanh bạch tạng trở nên rất hiếm ở những nơi khác trên thế giới. Walters chia sẻ ông may mắn phát hiện 4 con chim như vậy, bao gồm con chim ở Bridford, hai con sống ven đường mòn Tarka và một con ở Lelant, Cornwall.

"Thời điểm này trong năm là lúc chim đực tán tỉnh bạn tình và chim cái đẻ trứng. Nhưng dường như con chim oanh bạch tạng cái lại khác. Chim oanh thường chỉ sống được một năm do việc sinh sản quá áp lực với chúng. Tuy nhiên, chim oanh bạch tạng không ghép đôi. Đó có thể là lý do nó sống lâu như vậy", Walters nói.

Bạch tạng là hội chứng do đột biến gene dẫn tới thiếu sắc tố, kết quả từ việc kế thừa gene lỗi từ bố mẹ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melanin. Hội chứng này tạo ra màu trắng ở da, lông và mắt, tùy theo từng loài.

Chim oanh là loài chim sẻ nhỏ chuyên ăn côn trùng, dài khoảng 12,5 - 14 cm, sinh sống ở khắp châu Âu. Chim đực và cái có màu sắc giống nhau với phần ức màu đỏ, viền xám quanh mặt, lưng màu nâu và bụng màu trắng. Chúng có thể làm tổ ở nhiều nơi như khe hốc tự nhiên hoặc bất kỳ đồ vật nào của con người. Chim cái đẻ 5 - 6 quả trứng mỗi lứa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Rùa biển đồng loạt lên bờ đẻ trứng

Rùa biển đồng loạt lên bờ đẻ trứng

Bãi biển sạch và vắng khách do tác động của Covid-19 cung cấp môi trường sinh sản thuận lợi cho rùa biển ở miền đông Ấn Độ.

Đăng ngày: 08/04/2020
Các nhà khoa học phát hiện chim cánh cụt thực sự “nói chuyện” dưới nước

Các nhà khoa học phát hiện chim cánh cụt thực sự “nói chuyện” dưới nước

Giống như các loài chim biển khác, chim cánh cụt có thể kêu lớn trên đất liền, nhất là những nơi chúng sinh sản. Chúng sử dụng tiếng gọi này để liên lạc với bạn đời và họ hàng của chúng.

Đăng ngày: 06/04/2020
Kỳ quặc loài rắn kịch độc chỉ nằm nhử con mồi

Kỳ quặc loài rắn kịch độc chỉ nằm nhử con mồi

Không giống các con rắn độc khác, loài rắn hổ tử vong không chủ động săn mồi mà nằm một chỗ quẫy đuôi nhử con mồi tới rồi ăn thịt.

Đăng ngày: 01/04/2020
Nọc rắn có thể ra đời để tấn công kẻ thù chứ không phải để tự vệ

Nọc rắn có thể ra đời để tấn công kẻ thù chứ không phải để tự vệ

“Giết nó làm gì, không đụng gì tới nó thì nó đâu có cắn”, đây là câu nói mà nhiều người nhận được khi có ý định đập một con rắn khi nó bò vào nhà của họ.

Đăng ngày: 31/03/2020
Voi vào hang núi lửa tìm muối để ăn

Voi vào hang núi lửa tìm muối để ăn

Những động vật ăn cỏ lớn như voi thường tìm kiếm các mỏ khoáng sản tự nhiên để bổ sung lượng natri đưa vào cơ thể vì khoáng chất từ thực vật và nước không đủ natri.

Đăng ngày: 30/03/2020
Những động vật cách ly đồng loại mắc bệnh truyền nhiễm

Những động vật cách ly đồng loại mắc bệnh truyền nhiễm

Ong mật, tinh tinh, ếch trâu Mỹ hay tôm hùm gai Caribe thường chủ động tránh xa đồng loài nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm.

Đăng ngày: 28/03/2020
Động vật cái sống lâu hơn đực trung bình 18,6%

Động vật cái sống lâu hơn đực trung bình 18,6%

Không chỉ ở quần thể người (phụ nữ sống lâu hơn nam giới), các nhà khoa học phát hiện các động vật có vú khác cũng có tuổi thọ cao hơn con đực.

Đăng ngày: 26/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News