Chim sẻ "ma ca rồng" tiến hóa để sống sót trong môi trường khắc nghiệt
Các nhà khoa học cho rằng chim sẻ ma cà rồng tiến hóa hành vi uống máu để sống sót trong môi trường khắc nghiệt và tài nguyên khan hiếm.
Quần đảo Galápagos là nơi ở của 13 loài chim sẻ Darwin khác nhau tiến hóa từ một tổ tiên chung. Mỗi loài chim sẻ thích nghi với môi trường riêng và điều chỉnh chế độ ăn theo. Một số loài chim sẽ thích ăn hạt, nhụy hoa, phấn và côn trùng nhưng vài loài khác lại ưa uống máu từ những con chim biển lớn.
Chim sẻ ma cà rồng đang tấn công chim điên mặt xanh. (Ảnh: Jaime Chaves).
Trên đảo Darwin và Wolf, nằm trong khu bảo tồn biển rộng lớn trên quần đảo Galápagos, có loài chim sẻ chuyên uống máu. Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1964, chim sẻ ma cà rồng Geospiza septentrionalis sử dụng chiếc mỏ nhọn để đâm vào cánh của loài chim biển lớn có tên Sula granti và uống máu của nó.
Uống máu dường như là chế độ ăn khác thường với chim sẻ, nhưng với khả năng thích nghi của chim sẻ, đây không phải là hành vi quá bất ngờ. Chim sẻ nhiều khả năng tới đảo Darwin và đảo Wolf cách đây 500.000 năm. Charles Darwin, nhà tự nhiên học người Anh tới quần đảo Galápagos vào tháng 9/1835. Darwin quan sát sự khác biệt giữa chế độ ăn của chim sẻ trên nhiều đảo khác nhau và sau đó xem xét kích thước mỏ của chúng. Kích thước mỏ thay đổi khi chim sẻ phát triển khẩu vị khác biệt với thức ăn sẵn có.
Do các hòn đảo đều nằm ở vị trí xa xôi, đó là những nơi vô cùng khắc nghiệt, thức ăn có thể trở nên khan hiếm vào mùa khô. Chim sẻ ma cà rồng sống cùng với chim biển, bao gồm chim điên chân đỏ và chim Sula granti, ăn ký sinh trùng cư trú ở da và lông của những loài chim lớn này. Chúng có thể phát triển sở thích uống máu khi tạo ra vết thương hở trong lúc bắt ký sinh trùng. Cuối cùng, chim sẻ học được cách tiếp cận nguồn máu thông qua mổ vào cánh chim lớn. Chim sẻ mà cà rồng sẽ sống nhờ uống máu khi không thể tìm thấy nguồn thức ăn nào khác như hạt và côn trùng, theo các nhà nghiên cứu Kiyoko Gotanda ở Đại học Cambridge, Daniel Baldassarre ở Đại học New York và Jaime Chavez ở Đại học San Francisco. Nhưng máu không phải nguồn dưỡng chất thiết yếu bởi chứa lượng muối và sắt cao.
Chim sẻ ma cà rồng có một loại vi khuẩn ruột Peptostreptococcaceae có thể giúp xử lý, tiêu hóa muối và sắt. Ngay cả khi đó không phải là nguồn dinh dưỡng hiệu quả nhất, trong tình huống không có thức ăn, chúng sẵn sàng tấn công chim biển và con non. Chúng cố tình mổ vào gốc đuôi nơi có tuyến dầu của chim non và uống máu chảy ra.

Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư
Các nhà khoa học vừa lý giải được cách thức mà loài chuột lang nước với kích thước lớn của cơ thể giảm thiểu được nguy cơ ung thư.

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Những chú chim rực rỡ sắc màu nhất thế giới
Thế giới các loài chim vô cùng phong phú và đa dạng về màu sắc, kích thước…Và đây là danh sách những chú chim nhỏ bé nhưng vô cùng sặc sỡ.

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất
Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.

Các loài cá kỳ quái nhất hành tinh
Với ngoại hình độc đáo, khác lạ, cá mặt trăng, cá mập Wobbegong, cá cần câu, cá chiêm tinh, cá dơi môi đỏ, cá giọt nước hay cá mập Goblin... được mệnh danh là những loài cá kỳ dị nhất hành tinh.

Những sự thật ít được biết đến về loài sói
Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.
