Chính phủ Anh cho phép thử nghiệm kỹ thuật biến đổi gene trên phôi thai người

Quyết định của chính phủ Anh và HFEA đã được giới khoa học tại nước này hưởng ứng một cách nhiệt tình, họ coi đây là một thắng lợi lớn của khoa học.

Các nhà khoa học tại Anh đã được "bật đèn xanh" đối với việc thử nghiệm kỹ thuật chỉnh sửa gene CRISPR trên phôi thai con người. Quyết định này của chính phủ Anh cho phép các chuyên gia nghiên cứu thực hiện sửa đổi di truyền tiền phôi và theo dõi quá tình phát triển của phôi trong vòng 7 ngày. Đây là một trong những nỗ lực hạn chế nguy cơ sảy thai, chương trình này sẽ thử nghiệm với 30 phôi thai khác nhau tại Viện nghiên cứu Francis Crick ở London.

Cụ thể, toàn bộ quá trình nghiên cứu sẽ được giám sát bởi Cơ quan Quản lý Phôi thai nhân tạo (HFEA) - nơi thực hiện tất cả những công việc liên quan đến thụ tinh nhân tạo ở người. Đại diện của chính phủ Anh cũng cho biết thêm rằng việc phê duyệt cho công trình nghiên cứu này sẽ vẫn cần phải có sự xác nhận từ một ủy ban bàn về vấn đề đạo đức - ủy ban này dự kiến sẽ họp và thông báo quyết định của họ vào tháng 3 sắp tới. Sau đó, các nhà khoa học có thể tiến hành công việc của mình trong vòng 7 cho đến khi phôi thai phát triển đến 250 tế bào. Ngoài ra, đội ngũ nghiên cứu cũng không được phép thực hiện bất kỳ chỉnh sửa nào đối với những phôi thai sẽ được cấy vào những người phụ nữ khác.

Tác giả chính của nghiên cứu này, tiến sỹ Kathy Niakan, cho biết cô rất hứng thú với việc tìm hiểu quá trình phát triển phôi thai của con người phụ thuộc vào những loại gen nào và nguyên nhân di truyền nào dẫn đến tình trạng vô sinh, sảy thai ở phụ nữ.

Theo ước tính của HFEA, 100 quả trứng được thụ tinh sẽ có khoảng 1 nửa không đạt đến giai đoạn phát triển tiền phôi và chỉ có khoảng 25 phôi thai nhân tạo sau đó đủ điều kiện để cấy vào tử cung.


Các nhà khoa học tại Anh đã được "bật đèn xanh" đối với việc thử nghiệm kỹ thuật chỉnh sửa gene CRISPR trên phôi thai con người.

Từ đó, các nha khoa học mới bắt đầu đặt ra câu hỏi liệu những đột biến di truyền có ảnh hưởng đến sự hình thành của phôi thai hay không. Tiến sỹ Niakan cũng nói thêm rằng cô và các đồng nghiệp đã phát hiện một mã gene liên quan đến sự phát triển của phôi thai có tên OCT4. Bằng phương pháp chỉnh sử gene CRISPR, Kathy có thể tiến hành thử nghiệm việc loại bỏ nó khỏi cấu trúc gen hoặc đơn giản là tìm ra phương án bật, tắt OCT4 khi cần thiết.

Quyết định của chính phủ Anh và HFEA đã được giới khoa học tại nước này hưởng ứng một cách nhiệt tình, họ coi đây là một thắng lợi lớn của khoa học. Ví dụ, giáo sư di truyền học Darren Griffin của đại học Kent cho biết: "Những vấn đề đạo đức mà nhiều người luôn nhắc đến sẽ dần dần bị che phủ bởi những lợi ích không thể thay thế được từ kỹ thuật chỉnh sửa gene CRIPR. Công trình nghiên cứu của Kathy sẽ là cứu cánh của rất nhiều phụ nữ tại Anh và trên toàn thế giới trong việc hạn chế những nguyên nhân di truyền gây ra tình trạng sảy thai đáng tiếc, đặc biệt là đối với những người có con theo cách thụ tinh nhân tạo".

CRISPR - viết tắt của Clustered Regularly InterSpaced Palindromic Repeats - là phương pháp chỉnh sửa gene phổ biến bằng cách dùng các protein vi khuẩn để cắt ADN, trong đó một loại protein có tên Cas9 được nhiều chuyên gia sinh học và di truyền sử dụng để xóa bỏ, biến đổi, thậm chí là bổ sung ADN vào các hệ thống sinh học di truyền cơ bản bên trong sinh vật sống, từ nấm men cho tới con người.

Nó cùng với các loại công cụ tương tự có thể được sử dụng để kiểm soát ADN của phôi, giúp tìm hiểu những giai đoạn sớm nhất trong quá trình phát triển con người. Trên lý thuyết, công nghệ chỉnh sửa gene được sử dụng để "sửa chữa" những đột biến gây ra các bệnh di truyền ở người. Nếu được thực hiện trên phôi thai, công nghệ này có thể ngăn chặn những bệnh đó không di truyền sang thế hệ sau.

Mặc dù vậy, vẫn có không ít người không đồng tình với quyết định này của những người đứng đầu Quốc đảo sương mù. Bên cạnh vấn đề đạo đức, không ít chuyên gia cho rằng những chỉnh sửa di truyền ở cấp độ phôi thai rất có thể sẽ để lại nhiều di chứng không ngờ tới cho thế hệ sau và đây là một hành động không thể chấp nhận được.

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức và còn nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Đăng ngày: 03/05/2025
Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì

Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì

Ngón tay bị gãy bút chì là do chấn thương ở khớp giữa ngón tay, nơi có thể gập cong. Khớp này gọi được là khớp nối liên vị gần (PIP).

Đăng ngày: 01/05/2025
Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

Đăng ngày: 24/04/2025
Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể

Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể

Tuổi đời chưa hẳn đã là tuổi cơ thể. Nhiều người trẻ nhưng yếu ngang cụ già và ngược lại, không ít bậc cao niên cơ thể khỏe mạnh như mới đôi mươi. Hãy tính tuổi sinh học của cơ thể bằng các bài kiểm tra dưới đây do Bright Side gợi ý.

Đăng ngày: 22/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News