Choáng váng cảnh báo hoang... khều chân du khách
Mới đây, một đoạn clip ghi lại cảnh một nam du khách chơi đùa gần gũi với con báo hoang tại khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara ở Kenya đã khiến cư dân mạng hoảng sợ.
Trong clip, có thể thấy du khách này cố gắng chụp ảnh con báo bằng điện thoại của mình. Con báo cũng liên tục khều chân du khách trong khi nhiều người khác đứng trên một chiếc ô tô gần đó để theo dõi.
Báo khều chân du khách tại Kenya.
Việc du khách tiếp cận quá gần với một con báo mà không quan tâm đến hậu quả hay các biện pháp an toàn của công viên đã gây ra sự phản đối kịch liệt của cư dân mạng.
Sau khi đoạn clip lan truyền, các quan chức từ chính quyền hạt Narok ở Kenya đã cấm nam du khách này và những du khách có mặt trong clip vào khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara, Kenya. Lệnh cấm này được ban bố vô thời hạn.
Giám đốc điều hành khu bảo tồn Christine Koshal cho biết: "Đây là hành động đặt mạng sống của khách du lịch cũng như hướng dẫn viên vào nguy hiểm và rủi ro lớn". Bà Koshal cũng khẳng định, hành động này đi ngược lại với các quy tắc và quy định của công viên cũng như luật bảo tồn động vật hoang dã nói chung.
Bà Christine Koshal cũng nhấn mạnh rằng tất cả các cửa vào khu bảo tồn phải thực thi nghiêm túc lệnh cấm. Đại lý bán vé tại khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara đã được yêu cầu đảm bảo những người bị cấm không thể mua vé vào khu bảo tồn lần nữa.
Nam khu khách bị cấm vào khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara ở Kenya vô thời hạn.
Maasai Mara là một trong những khu vực bảo tồn động vật hoang dã nổi tiếng và quan trọng nhất ở châu Phi. Nơi này được biết tới rộng rãi trên khắp thế giới với quần thể sư tử, báo châu Phi, báo Cheetah và voi rừng châu Phi đặc biệt.
Số lượng tê giác đen tại khu bảo tồn còn khá nhiều cho đến năm 1960 nhưng do nạn săn trộm, đầu những năm 1980, ở đây chỉ còn 15 cá thể tê giác đen. Tới năm 1999, tại đây tăng lên 23 con tê giác đen. Maasai Mara là khu bảo tồn duy nhất ở Kenya có quần thể tê giác đen bản địa.
Hà mã và cá sấu được tìm thấy thành từng đàn lớn ở sông Mara và Talek. Khu vực giữa sông Mara và vách đá Esoit Siria là nơi tốt nhất để ngắm sư tử và báo Cheetah.
Có rất nhiều loài thú ăn thịt lớn được tìm thấy ở đây. Sư tử chiếm ưu thế nhất và được tìm thấy ở đây với số lượng lớn. Linh cẩu đốm là một loài động vật ăn thịt phong phú khác và thường sẽ cạnh tranh thức ăn với sư tử. Báo hoa mai được tìm thấy ở bất cứ đâu trong khu bảo tồn. Báo đốm cũng được tìm thấy với số lượng lớn, ngoài ra còn có linh dương đầu bò. Linh dương đầu bò là những cư dân thống trị của Maasai Mara và số lượng của chúng ước tính hàng triệu con.
Các loài ăn thịt nhỏ hơn bao gồm sói vàng châu Phi, chó rừng lưng đen, chồn sọc châu Phi, chim caracals, chó sói, mèo rừng châu Phi, chó rừng sọc, cáo tai dơi, cầy châu Phi, một số loài cầy mangut và rái cá.
Hơn 470 loài chim đã được xác định trong công viên này. Nhiều loài trong số đó là loài di cư với gần 60 loài là chim ăn thịt. Các loài chim nổi tiếng ở đây bao gồm: kền kền, cò marabou, chim mỏ sừng, sếu vương miện, đà điểu, đại bàng mào dài, chim ưng lùn châu Phi....
Maasai Mara là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất ở châu Phi. Vé vào cửa hiện có giá 70 USD đối với người lớn không phải là cư dân Đông Phi. Ngắm động vật hoang dã là hoạt động du lịch phổ biến nhất ở Maasai Mara. Ngoài ra các hoạt động khác bao gồm bay khinh khí cầu, đi dạo trong thiên nhiên, săn ảnh và trải nghiệm văn hóa cũng được nhiều người yêu thích.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò
