"Choáng váng" với tốc độ của loài động vật bay nhanh nhất thế giới
Khám phá thú vị về loài động vật nào di chuyển nhanh nhất trên bầu trời cũng như đặc điểm tạo nên tốc độ đáng kinh ngạc này.
Theo Science, báo gêpa nổi tiếng là sih vật nhanh nhất trên cạn, nhưng vương quốc động vật không chỉ giới hạn trên bề mặt Trái đất. Con vật nào bay nhanh nhất? Và những đặc điểm sinh học nào kích hoạt tốc độ của chúng?
Động vật bay nhanh nhất trong tự nhiên là chim ưng peregrine (Falco peregrinus). Chim ưng peregrine là loài chim toàn cầu, được tìm thấy ở mọi lục địa ngoại trừ Nam Cực.
Chim ưng peregrine thường săn tìm con mồi từ độ cao lớn, từ trên không. Khi tìm thấy mục tiêu, chúng lao xuống ở tốc độ cao, tấn công bằng bàn chân nắm chặt để gây choáng hoặc giết chết con mồi bằng cú va chạm. Trong một lần lao săn mồi, một peregrine được ước tính có thể đạt tốc độ lên tới khoảng 200 dặm/giờ (320 km/h).
Điều này không chỉ biến peregrines trở thành loài chim nhanh nhất thế giới mà còn là loài động vật nhanh nhất thế giới. Tốc độ này nhanh gấp 3 lần tốc độ của báo Gêpa - loại động vật nhanh nhất trên mặt đất (loài báo này có thể đạt vận tốc 113km/h. Chỉ trong 3 giây, loài báo này có thể tăng tốc lên vận tốc 97km/h - còn nhanh hơn nhiều so với nhiều mẫu ô tô thể thao ngày nay).
Theo Sách Kỷ lục Thế giới Guinness, các cuộc thử nghiệm cho thấy peregrines thậm chí có thể đạt tốc độ lên đến 242 dặm/giờ (389 km/h).
Vậy, những đặc điểm nào giúp chim ưng peregrine đạt được tốc độ tuyệt vời này?
Chim ưng Peregrine có đôi cánh nhọn giống như cánh của máy bay chiến đấu. Hình dạng này làm giảm lực cản mà chúng phải chịu từ không khí, giúp chim peregrines bay nhanh.
Chim ưng Peregrine có cơ thể hình giọt nước.
Chim ưng Peregrine có cơ thể hình giọt nước - điều này cũng giúp giảm lực cản của không khí. Ngoài ra, lông của chúng được xếp chặt và cấu trúc cứng một cách đáng kể khi so sánh với các loài chim ưng khác. Điều này cũng giúp giảm lực cản để giúp bay nhanh hơn.
Trong khi đó, lỗ mũi của Peregrine sở hữu một hệ thống các nút nhỏ bên trong chúng được cho là hoạt động như vách ngăn - một cấu trúc điều chỉnh sự lưu thông của chất lỏng. Điều này có thể giúp peregrines thở trong quá trình bay cực nhanh của chúng.
Tốc độ chóng mặt của chim ưng peregrine giúp nó săn mồi, từ con mồi nhỏ như chim ruồi đến lớn như sếu đồi cát. Các nhà khoa học đã ghi nhận khoảng 450 loài chim là con mồi của Peregrine ở Bắc Mỹ, và số lượng trên toàn thế giới có thể lên tới 2.000 loài.
Hình dạng của peregrines rất giống với con mồi chính của chúng, chim bồ câu thông thường, còn được gọi là bồ câu đá. Cả hai loài này đều tiến hóa cùng nhau, nhưng một con là con mồi còn một con là kẻ săn mồi.
Peregrine cũng ăn dơi, và thỉnh thoảng ăn trộm con mồi như cá và các loài gặm nhấm từ các loài ăn thịt khác.
Trên thực tế, trong khi peregrines là động vật di chuyển trong không khí nhanh nhất khi chúng lao xuống, thì một con dơi lại giành giải thưởng là sinh vật bay nhanh nhất được kỷ lục.
Dơi đuôi tự do Brazil (Tadarida brasiliensis) là loài bay nhanh nhất thế giới được biết đến với tốc độ lên tới 160 km/h. Còn tốc độ bay của Peregrine trung bình từ 25 đến 34 dặm/giờ (40 đến 55 km/h) khi bay di chuyển và 69 dặm/giờ (112 km/h) khi truy đuổi con mồi.

“Gan lì cóc tía": Hóa ra cóc tía là con vật kỳ lạ này
Cóc tía là con vật đã đi vào tiềm thức người Việt qua câu thành ngữ "gan lì cóc tía". Nhưng hiện tại, hầu như không ai có cơ hội bắt gặp chúng trong thực tế.

Loài xâm lược mặt trăng xuất hiện thành viên mới, mặt như cá trê
Ẩn mình trong các dãy núi của cao nguyên Trung Á, một loài mới thuộc dòng họ tardigrade bất tử, có thể sống khỏe ngay cả trên... mặt trăng hoặc trong không gian giữa các vì sao, đã lộ diện.

Con nưa được cho là có 9 lỗ mũi, thế nhưng cũng chưa là gì so với sinh vật 20 "lỗ mũi" này
Nưa là tên một sinh vật được lưu truyền trong dân gian và được những người đi rừng mô tả lại.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.

Cảnh tượng đại bàng vàng quăng sơn dương xuống từ vách núi gây sốc
Đại bàng vàng dùng móng vuốt quắp sơn dương chamois nặng gấp khoảng 10 lần, sau đó giết chết con mồi bằng cách thả rơi từ trên cao.

Những con sói có thể làm thay đổi dòng chảy của các dòng sông
Vào những năm 1920, những con sói đã biến mất khỏi Vườn quốc gia Yellowstone. Gần một trăm năm sau, các con sông đã thay đổi dòng chảy của chúng. Chuyện gì đã xảy ra?
