Chú voi con bạch tạng mồ côi học bơi cùng mẹ nuôi

Sau khi mắc bẫy thợ săn trộm và bị cả đàn bỏ rơi, voi bạch tạng non hiếm gặp tìm được gia đình mới và bắt đầu tập bơi.

Chú voi con bạch tạng mồ côi học bơi cùng mẹ nuôi
Voi Khanyisa bên cạnh mẹ nuôi. (Ảnh: HERD)

Con voi bạch tạng 2 tuổi hiếm gặp, Khanyisa, bơi trên mặt nước cùng với mẹ nuôi Limpopo và voi đực Fishan trại voi mồ côi HERD tại Nam Phi. Tamlin Wightman, nhân viên ở HERD, cho biết Khanyisa rất thích nghịch nước từ khi tới đây. Con voi non được giải cứu lúc 4 tháng tuổi vào năm 2020 sau khi cán bộ quản lý vườn quốc gia Kruger tìm thấy nó bị mắc vào bẫy của thợ săn trộm. Nó có nhiều vết thương nặng và bị cả đàn bỏ rơi.

Khanyisa được đưa tới khu bảo tồn động vật Care for Wild để hồi phục, sau đó chuyển tới trại HERD ở tỉnh Limpopo để tái định cư. "Chúng tôi bắt đầu giới thiệu nó với đàn mới bao gồm những con voi được giải cứu. Đàn voi dành phần lớn thời gian trong ngày lang thang trong khu bảo tồn. Khanyisa đã làm quen với mẹ nuôi và nhiều voi mẹ cũng đang nuôi con non bị bỏ rơi khác. Chúng dạy Khanyisa bơi lội và bảo vệ nó khi nó ở những nơi dễ bị thương như hồ nước", Wightman cho biết.

Voi bạch tạng rất hiếm gặp và chịu nhiều ảnh hưởng trong tự nhiên. Do thiếu sắc tố, mắt và da của chúng đặc biệt nhạy cảm trước ánh nắng Mặt Trời. Chúng cũng có thị lực kém. Thông thường, chúng hay bị gia đình ruột thịt bỏ rơi bởi hình dáng khác thường. Sau khi bơi, Khanyisa thường lăn lộn dưới bùn cát để bảo vệ da.

Voi hình thành quan hệ gắn bó với nhau và phát triển tình bạn lâu dài nhưng không phải lúc nào chúng cũng chấp nhận con voi khác tiến vào đàn. Giới thiệu voi con mồ côi vào đàn mới là điều cần thiết bởi chúng cần đồng loại kèm cặp và bảo vệ. Đàn voi ở HERD thực sự đặc biệt bởi chấp nhận voi con mồ côi và xem nó như con ruột.

Theo Wightman, Khanyisa vẫn còn bú sữa và nó ngủ qua đêm ở trại mồ côi cùng với hai con cừu tên Lammie và Nungu. Nó bắt đầu bơi ở những đập nước nông, sau đó chuyển sang khu vực sâu hơn với những con voi mẹ luôn ở gần để hỗ trợ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Video: Hổ mang chúa dài 2,4 mét đụng độ 4 con chó nhà và cái kết bất ngờ

Video: Hổ mang chúa dài 2,4 mét đụng độ 4 con chó nhà và cái kết bất ngờ

Phát hiện thấy con rắn hổ mang chúa đột nhập vào vườn nhà, 4 con chó ra sức cắn vào người con rắn độc để buộc nó phải rời đi.

Đăng ngày: 06/03/2022
Clip: Rắn hổ mang chúa đánh nhau với rồng Komodo và cái kết gay cấn

Clip: Rắn hổ mang chúa đánh nhau với rồng Komodo và cái kết gay cấn

Bị rồng Komodo ngoạm ngang thân, con rắn hổ mang chúa liền quay người cắn thẳng vào lưng kẻ thù.

Đăng ngày: 06/03/2022
Giải cứu chú chó mắc kẹt suốt 2 ngày trong khe nứt núi lửa

Giải cứu chú chó mắc kẹt suốt 2 ngày trong khe nứt núi lửa

Chú chó bị mắc kẹt trong khe nứt núi lửa suốt 2 ngày và nhà thám hiểm người Hawaii phải trèo vào bên trong mới kéo chú chó thoát ra ngoài.

Đăng ngày: 05/03/2022
Bạn tình bị linh cẩu

Bạn tình bị linh cẩu "làm nhục", sư tử đực lao đến cảnh cáo

Thấy sư tử đực bị đàn linh cẩu làm cho bẽ mặt, sư tử đực đã lập tức lao tới dằn mặt khiến chúng phải bỏ chạy.

Đăng ngày: 05/03/2022
Đàn hải cẩu giúp các nhà khoa học thu thập dữ liệu

Đàn hải cẩu giúp các nhà khoa học thu thập dữ liệu

Không thể trực tiếp đến nghiên cứu do môi trường khắc nghiệt, các chuyên gia Nhật Bản gắn thiết bị trên đầu hải cẩu để chúng " giúp đỡ".

Đăng ngày: 04/03/2022
Hổ cái nổi giận trả thù, báo hoa mai phải trốn trên cây suốt 7 tiếng

Hổ cái nổi giận trả thù, báo hoa mai phải trốn trên cây suốt 7 tiếng

Vì xâm phạm vào cuộc chiến giành lãnh thổ giữa hai con hổ cái, một con báo hoa mai bị truy sát và phải cố thủ trên cây suốt 7 tiếng đồng hồ.

Đăng ngày: 04/03/2022
Chiến dịch tiêu diệt 58 con dê núi để cứu cừu sừng lớn của Mỹ

Chiến dịch tiêu diệt 58 con dê núi để cứu cừu sừng lớn của Mỹ

Các nhà chức trách triển khai kế hoạch loại bỏ dê núi, loài xâm lấn mang bệnh nguy hiểm và cạnh tranh thức ăn với cừu sừng lớn bản địa.

Đăng ngày: 04/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News