Chữa chứng “dấm đài” ở trẻ

Đái dầm là một chứng thường gặp ở trẻ em. Theo thống kê, có khoảng 30% trẻ 4 tuổi, 10% trẻ 6 tuổi, 3% trẻ 12 tuổi và 1% các em 18 tuổi mắc chứng này.

Đái dầm thường gặp ở các bé trai và có xu hướng di truyền trong gia đình. Nếu cả bố và mẹ từng bị chứng đái dầm thì con sẽ có “cơ hội” lên tới 70% và sẽ là 44% nếu chỉ có 1 trong 2 bố mẹ từng “dấm đài” lúc nhỏ.

Nguyên nhân của chứng này hiện chưa được chỉ rõ, nguyên nhân do viêm bàng quang chỉ chiếm 1-2% số trường hợp. Hầu hết trẻ tự bỏ được khi lớn lên mà không cần phải điều trị gì.

Mặc dù chứng này tự hết nhưng sẽ rất quan trọng nếu nỗ lực “chấm dứt” nó càng sớm càng tốt. Chứng này thường xảy ra vào giai đoạn trẻ đang bị phê bình hay khi bé thiết lập những mối quan hệ mới với bạn bè hay em ruột mới sinh. Những mối quan hệ này ảnh hưởng rất mạnh tới bản thân đứa trẻ. Nếu không được giải quyết, chứng đái dầm có thể dẫn tới những hành vi tự ti, thiếu hòa nhập….

Chữa chứng “dấm đài” ở trẻ 

Bé trai hay đái dầm hơn bé gái

Những nguyên tắc vàng

1. Cha mẹ cần nhớ rằng “dấm đài” là một chứng bệnh cần được điều trị như bệnh cúm. Khi điều trị cúm, chúng ta điều trị triệu chứng và cơ thể cần được nghỉ ngơi hoàn toàn. Điều này cũng có thể áp dụng trong điều trị chứng đái dầm. Trẻ cần ý thức được điều này và hiểu rằng mình không phải là duy nhất, rất nhiều trẻ khác cũng mắc phải vấn đề tương tự.

2. Không bao giờ được cấm đoán hay rầy la trẻ khi chúng “chót” đái dầm. Trẻ không kiểm soát được hành vi và việc mắng mỏ sẽ làm trẻ thêm lo lắng, khiến tình hình càng thêm tồi tệ.

3. Cùng với việc điều trị cũng cần giúp trẻ nhận thức được trách nhiệm của chúng trong chuyện này. Giúp trẻ nhận thấy vấn đề từ chiếc giường và cùng thay ga trải giường mới.

4. Bạn có thể lờ đi vùng ướt đẫm trên giường nhưng không bao giờ bỏ mặc trẻ (không thay quần áo).

5. Đừng bao giờ để trẻ tham gia vào các hoạt động quá khuya, trẻ cần được đi ngủ sớm. Bạn cũng cần bảo vệ trẻ, không lôi chuyện này ra kể với mọi người. Bạn cũng có thể tặng trẻ những bộ pyjamas và những chiếc túi ngủ riêng…. Những điều này sẽ giúp trẻ có cảm giác an toàn và hiểu rằng nếu có “tai nạn” thì cũng không ai biết và điều này sẽ làm tần suất các trận “dấm đài” giảm tự nhiên.

6. Hãy kiên nhẫn! Trẻ cần có thời gian để cải thiện tình hình và không tái phát chứng bệnh.

7. Điều trị bằng thuốc là có thể nhưng không phải là lựa chọn duy nhất. Những kết quả tốt nhất đạt được là từ sự kết hợp giữa những lời động viên và điều trị.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News