Chưa hết virus corona, Trung Quốc đã phải đối mặt với "đại dịch" châu chấu

Cơ quan lâm nghiệp Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo về mối đe dọa từ các loài côn trùng gây hại xâm nhập từ nước ngoài. Chính phủ cũng đang chuẩn bị các biện pháp đối phó.

Một cơ quan chính phủ Trung Quốc đã cho biết vào hôm 2/3 rằng Trung Quốc đã nâng mức cảnh báo đề phòng trường hợp đàn châu chấu đã phá hoại đất nông nghiệp ở Pakistan, Ấn Độ và Đông Phi lan rộng qua biên giới.

"Mặc dù các chuyên gia nhận định nguy cơ côn trùng xâm nhập và gây hại trong nước là tương đối thấp, (Trung Quốc) sẽ gặp khó khăn trong việc theo dõi đàn châu chấu do thiếu kỹ thuật giám sát và ít kiến ​​thức về tập quán di cư của chúng", Cục Quản lý Lâm nghiệp Quốc gia thông báo trên trang web của mình.

Bắc Kinh đã thành lập một đội đặc nhiệm để theo dõi, kiểm soát và, nếu có thể, ngăn chặn sự "xâm lược" của côn trùng gây hại. Chính phủ cũng đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc họp các chuyên gia trong tháng này để thảo luận và phối hợp các nỗ lực đối phó trên toàn quốc, trong đó bao gồm một hệ thống cảnh báo khẩn cấp.


Châu chấu đã tàn phá mùa màng ở Pakistan, Ấn Độ và châu Phi. Bắc Kinh đã nhận thấy mối đe doạ của chúng với Trung Quốc. (Ảnh: Reuters).

Nền kinh tế đang "đóng băng" vì virus corona

Mặc dù chính phủ Trung Quốc tuyên bố mối đe dọa về đàn châu chấu là không đáng kể, các cảnh báo đã được tăng cường kể từ giữa tháng 2 khi Bộ Nông nghiệp quyết định theo dõi luồng di cư của đàn châu chấu và nghiên cứu các cách để ngăn chặn chúng.

Nông nghiệp Trung Quốc đã trải qua một năm u ám vào 2019 khi liên tục bị tấn công bởi sâu keo mùa thu lan rộng trên một triệu ha đất nông nghiệp, và dịch tả lợn châu Phi đã khiến đàn lợn giảm tới một nửa với 440 triệu con bị tiêu hủy.

Một "đại dịch" châu chấu có thể kéo nền kinh tế đang vật vã chống trả virus corona của Trung Quốc sa sút hơn nữa. Hơn 80.000 người đã bị nhiễm virus với 2.900 trường hợp tử vong đã khiến nhiều ngành công nghiệp chủ chốt của quốc gia này tê liệt.

Theo Statista, một công ty dữ liệu thị trường và tiêu dùng của Đức, năm 2018, nông nghiệp đóng góp khoảng 7,2% vào tổng giá trị GDP của Trung Quốc.

Châu chấu sa mạc là một trong những loài côn trùng gây hại lâu đời và có sức tàn phá mùa màng, đồng cỏ và cây cối khủng khiếp nhất thế giới. Theo Liên Hợp Quốc, một đàn có diện tích một km2 có thể tiêu thụ lượng thực phẩm trong một ngày tương đương với sức ăn của 35.000 người.

Từng tàn phá châu Phi

Vào cuối tháng 1, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc đã kêu gọi nỗ lực quốc tế để đối phó với sự bùng phát đàn châu chấu sa mạc lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Các bầy ở Ethiopia, Kenya và Somali có kích thước lớn và tiềm năng hủy diệt chưa từng thấy. Những cơn mưa do hoạt động của gió mùa lớn nhất trong vòng 25 năm qua ở Ấn Độ và Pakistan vào mùa hè năm ngoái đã tạo điều kiện cho thảm thực vật phát triển mạnh, đồng nghĩa với việc có nhiều thức ăn cho côn trùng.

Liên Hợp Quốc cảnh báo chúng có thể gây ra khủng hoảng về an ninh lương thực thế giới.


Châu chấu sa mạc. (Ảnh: Reuters).

Bắc Kinh cho biết trong điều kiện khí hậu thích hợp, các đàn châu chấu có thể di cư sang Trung Quốc theo con đường từ Pakistan và Ấn Độ, qua Tây Tạng, sau đó vào phía Tây Nam tỉnh Vân Nam. Một con đường khác là đi qua Kazakhstan vào khu vực tự trị Tân Cương phía Tây.

Vào tháng 2, Zhang Zehua, một nhà nghiên cứu tại Viện Bảo vệ Thực vật thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, phát biểu với Hãng Thông tấn Nhà nước Tân Hoa Xã rằng Cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng ở miền Bắc Trung Quốc có thể đóng vai trò làm lá chắn chống lại đàn châu chấu.

"Rất khó có khả năng châu chấu sa mạc sẽ di cư trực tiếp vào lục địa Trung Quốc, nhưng nếu dịch châu chấu sa mạc ở nước ngoài vẫn kéo dài, xác suất đàn châu chấu xâm nhập vào Trung Quốc vào tháng 6 hoặc tháng 7 sẽ tăng mạnh", ông Zhang nói.

Tháng trước, Bộ Nông nghiệp cho biết, châu chấu hoạt động mạnh nhất khi nhiệt độ đạt khoảng 40 độ C và độ ẩm khoảng 60-70%, điều đó có nghĩa là chúng sẽ khó tồn tại ở miền Nam Tây Tạng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Dù đã trải qua hơn ba thiên nhiên kỷ, cây ô liu cổ thụ vẫn xanh tốt, ra trái đều đặn, chất lượng cao.

Đăng ngày: 04/05/2025
12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Đăng ngày: 02/05/2025
Con rết

Con rết "dài phá kỷ lục thế giới" ở Đà Nẵng

Anh Vũ Hồng Phương, 28 tuổi ở đường Nguyễn Tri Phương, phường Thạc Rán, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng cho biết, cách đây vài ngày anh có thấy một con rết chạy vào sân nhà.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News