Chúa Jesus đã sử dụng dầu cần sa để thực hiện các phương pháp chữa trị phép lạ
Theo một sử gia, Chúa Jesus có thể đã sử dụng dầu cần sa để hoàn thiện phương pháp chữa trị “phép lạ” của mình. Những người nhìn thấy đặc tính chữa bệnh của nó có thể tin rằng mình đang chứng kiến một phép lạ.
David Bienenstock cho rằng loại thuốc này có mặt trên khắp Trung Đông từ 2.000 năm trước và có thể được sử dụng để điều trị bệnh. Các tác giả thậm chí đã gây tranh cãi khi tuyên bố nhà thờ Thiên chúa giáo sơ khai có thể là những người đi đầu trong khai thác các đặc tính y học của nó.
Loại thuốc từ lá cần sa này có mặt trên khắp Trung Đông từ 2.000 năm trước và có thể được sử dụng để điều trị bệnh.
Ông cho biết trên The Daily Star: "Hồ sơ lịch sử cho thấy cần sa xuất hiện rộng rãi vào thời điểm đó - họ có lẽ đã biết cách trồng và khai thác các đặc tính chữa bệnh của nó.
"Những người với tư duy tôn giáo từ thời điểm đó, không hiểu nền tảng khoa học về cách thức hoặc lý do tại sao cần sa có tác dụng như vậy, sẽ có khả năng xem đó như một phép lạ".
Bienenstock cho rằng thành phần kaneh-bosem, chứa trong các loại dầu xức dầu thánh được sử dụng bởi nhà thờ Thiên Chúa giáo đầu tiên, là một chiết xuất cần sa. Và ông cho biết thêm "Chính Chúa Jêsus đã được xức dầu, và nếu sự xức dầu đó có liên quan đến việc sử dụng dầu cần sa, thì Ngài chắc chắn đã sử dụng nó".
Tuy nhiên, theo trang tin Mail One, tuyên bố của Bienenstock đang gây tranh cãi một số học giả. Giáo sư thực vật học tại Đại học Old Dominion Lytton, John Musselman cho rằng bằng chứng rằng dầu cần sa là một phần của dầu xức dầu thánh là "quá yếu tôi sẽ không theo đuổi giả thuyết đó". Bằng chứng kaneh-bosem (nước xức dầu) là chiết xuất cần sa quá yếu nên không đáng xem xét.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.
