Chúa tể bầu trời ở Việt Nam
Bộ móng vô cùng sắc lẹm của nó có thể xé bất cứ con mồi nào, dù dai như da trâu, đó là loài diều núi ở Việt Nam.
Tên khoa học của loài này là Nisaetus nipalense, thuộc chi Spizaetus, thuộc loài chim săn mồi. Chúng tương đối giống các loại đại bàng, và chúng cũng thuộc họ ưng. Trong họ ưng, chúng có cơ thể, sải cánh, cân nặng ở mức trung bình. Tuy nhiên, với bộ móng cực sắc, cặp chân hùng dũng, trông chúng rất oai vệ.
Ở các vùng miền núi Việt Nam, chúng xuất hiện tương đối ít, hiếm khi gặp, nhưng chúng thực sự là chúa tể bầu trời, là vua của các loài chim. Loài diều núi này sinh sống ở địa bàn khá rộng, từ Ấn Độ, Nepal và Sri Lanka đến Thái Lan, Đài Loan, Indonesia và Nhật Bản và Việt Nam.
Loài diều núi có độ dài thân từ 70 đến 100cm với sải cánh dài đến 1,8m. Ở Việt Nam, diều núi nhỏ hơn, nhưng chúng cũng được coi là loài chim lớn nhất sải cánh trên bầu trời. Con trưởng thành có màu nâu nhạt dưới bụng, cánh rất rộng và chiếc đuôi cong.
Ở mỗi địa bàn phân bố, chúng lại có một chút khác biệt. Ở Việt Nam, loài diều núi đặc trưng với một túm lông nhỏ ở trên đầu, trông rất oai vệ. Giống như hầu hết các loài chim, chúng làm tổ trên cây. Tổ của chúng thường được đặt ở vị trí cao, trên đỉnh núi hiểm trở, rừng rậm.
Môi trường sống của chúng thông thường là các dãy núi có độ cao 2500 mét hoặc hơn. Ở Việt Nam, núi cao như thế tương đối ít, nên diều núi cũng chấp nhận môi trường sống thấp hơn. Chúng phân bố ở hầu hết các tỉnh thành miền núi phía Bắc, dọc dải miền Trung, và hết vùng Tây Nguyên.
Nó lựa chọn những vách núi, những khu rừng không có người qua lại để làm tổ và đẻ trứng. Loài diều núi cũng đẻ trứng, ấp con, nhưng điều khác biệt với các loài chim là nó chỉ đẻ một trứng. Diều núi ăn động vật có vú nhỏ, chim và nhiều loài bò sát. Chúng quắp cả con gà lên không trung, chộp cả chú rắn độc bay lên trời xanh.
Mặc dù số lượng diều núi vẫn còn khá nhiều, chưa bị đe đọa trên toàn cầu, nhưng số lượng của chúng đang suy giảm nghiêm trọng. Chúng có vẻ đẹp thần thánh của loài chim, nên bị giới chơi chim săn lùng ráo riết. Ở nước ngoài, loài này đã trở thành vật nuôi làm cảnh nhiều năm nay. Hiện người Việt cũng bắt đầu chơi diều núi.
Người mê chim sẵn sàng bỏ ra số tiền 10 triệu đồng để mua một chú diều núi về chơi. Tuy nhiên, việc chúng sinh sản quá ít, chỉ đẻ 1 trứng/lần, cộng với việc săn lùng ráo riết, nên chúng ngày một hiếm ở môi trường tự nhiên. Ở Việt Nam, chúng là loài cấm săn bắt.

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới
Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?
Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm "chuyện ấy"
Theo một nghiên cứu mới đây thì hóa ra mỗi khi đến thời điểm làm "chuyện ấy", chúng thực sự đã khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên
Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.
