Chui vào chiếc ống chật hẹp, lát sau người đàn ông kéo lên sinh vật "khủng" ít ai ngờ đến
Người đàn ông này đã bắt được một "thủy quái" có chiếc miệng rộng đáng sợ.
Tại một con sông nằm ở trung tâm tiểu bang Oklahoma, Mỹ, một người đàn ông đã chui vào một ống cống gần sông. Ống cống rất nhỏ và chật hẹp nên ông phải rất khó khăn mới chui lọt vào bên trong.
Người đàn ông này chui vào ống cống để bắt cá nheo.
Chỉ một lát sau ông đã đẩy lên một sinh vật to lớn với cái miệng há to, cùng những sợi râu bên dưới cằm. Thì ra người đàn ông này chui vào ống cống để bắt cá nheo (Tên khoa học: Siluriformes).
Đây là một loài cá có thể phát triển cân nặng lên tới 300kg như trường hợp cá nheo khổng lồ hồ Biwa (tên khoa học Silurus biwaensis). Người đàn ông đã vô cùng mạo hiểm khi chui xuống ống cống đặt nghiêng vì có thể bị đuối nước do bề mặt ống trơn tuột.
Phương pháp bắt cá bằng tay không còn có tên gọi là Nooding, được xem là một trò chơi mạo hiểm ở miền Nam nước Mỹ, do người bắt phải dùng tay trần làm mồi nhử tóm cá khổng lồ (loại cá da trơn).
Những con cá sẽ tưởng bàn tay của người bắt là con mồi và đớp mạnh, người bắt sẽ dùng sức để kéo con cá lên khỏi mặt nước bằng cách tóm lấy miệng rộng ngoác của nó, luồn ngón tay vào mang hoặc vách hô hấp; người nào bắt được con cá to lớn nhất sẽ là người chiến thắng!
Thậm chí "môn thể thao" này còn được chiếu trên các kênh truyền hình lớn như Discovery và Animal Planet (Sêri truyền hình Catfishin' Kings (Vua Cá trê), Hillbilly Handfishin (Bắt cá thô sơ) và Top Hooker (Những tay câu hàng đầu)...

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò
