Chứng bệnh quái gở khiến danh họa Leonardo da Vinci phải ngừng vẽ tranh
Một nghiên cứu mới tại Italy cho thấy thiên tài ở thế kỷ 16 có tổn thương thần kinh khiến khả năng vẽ bị cản trở.
Trên Journal of the Royal Society of Medicine, các bác sĩ Italy cho biết họa sĩ Leonardo da Vinci đã bị liệt dây thần kinh trụ. Trước đó, nhiều nhà nghiên cứu nhận định nghệ sĩ thiên tài bị liệt nửa người bên phải do đột quỵ nên dẫn tới suy nhược bàn tay.
Để đưa ra kết luận, nhóm bác sĩ do bác sĩ Davide Lazzeri, chuyên gia phẫu thuật tái tạo và thẩm mỹ tại Bệnh viện Villa Salaria ở Rome đứng đầu, đã phân tích hai tác phẩm nghệ thuật. Một trong số này là chân dung họa sĩ Leonardo do Giovanni Ambrogio Figino vẽ. Bức tranh cho thấy cánh tay phải của da Vinci được giấu sau vải áo, bàn tay co cứng.
Chân dung Leonardo da Vinci do Giovanni Ambrogio Figino vẽ. (Ảnh: Gallerie dell'Accademia).
"Thay vì mô tả bàn tay nắm chặt điển hình do đột quỵ, tác phẩm gợi ý tình trạng liệt dây thần kinh trụ hay còn gọi là bệnh bàn tay vuốt trụ", bác sĩ Lazzeri giải thích.
Tác phẩm thứ hai được các bác sĩ xem xét là bản khắc tái hiện hình ảnh họa sĩ thiên tài đang chơi lira da braccio, một nhạc cụ thời Phục Hưng hơi giống violin đòi hỏi sự phối hợp của cả tay trái lẫn tay phải. Bên cạnh đó, không báo cáo nào ghi nhận sự suy giảm vận động khác hay suy giảm nhận thức ở Leonardo da Vinci, nghĩa là ông không đột quỵ mà khả năng cao bị liệt dây thần kinh trụ.
Dây thần kinh trụ chạy từ vai đến ngón út quản lý gần như tất cả các cơ tay bên trong liên quan đến vận động tinh. Một cú ngã hay tổn thương ở bắp tay cũng có thể dẫn đến liệt dây thần kinh trụ.
"Điều này có thể giải thích lý do họa sĩ để lại nhiều bức tranh dang dở, bao gồm cả Mona Lisa dù ông ấy vẫn tiếp tục giảng dạy trong năm năm cuối đời", bác sĩ Lazzeri nói.
Leonardo da Vinci là họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, nhà giải phẫu, kỹ sư, nhà sáng tạo và triết học tự nhiên, nổi danh từ thế kỷ 15-16 đến nay. Ông là tác giả của nhiều bức tranh nổi tiếng ngày nay như Mona Lisa, Bữa ăn tối cuối cùng...

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?
Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.
