Chúng ta đang sống giữa những đại dương rác thải
Rác thải nhựa là một vấn đề đáng lo ngại trên toàn cầu. Nhựa sau khi sử dụng không được tái chế mà phần lớn chúng được thải trực tiếp ra sông ngòi, kênh rạch, rồi đổ vào các đại dương..
Một túi nhựa mắc vào kẽ đá và dần hòa thành cảnh quan nơi đây. Ảnh được chụp ở ngoài khơi quần đảo Andros, Hy Lạp vào tháng 7 vừa qua. Ngoài rác thải nhựa giữ nguyên hình dạng, có nhiều loại nhựa có thể phân rã nhưng lại trở thành vi nhựa và đe dọa trực tiếp đến các dạng sinh vật sống ở biển. (Ảnh: Stelios Misinas/Reuters).
Một chú mèo đang bước đi trên bờ biển ngập rác ở Jakarta, Indonesia. (Ảnh: Willy Kurniawan/Reuters).
Một chai nhựa trôi tự do trong lòng biển Adriatic ở đảo Mljet, Croatia. (Ảnh: Antonio Bronic/Reuters).
Ở cảng cá ngoại ô thành phố Dakar, Senegal, người dân đón các tàu cá trở về tại bờ biển ngập rác. (Ảnh: Zohra Bensemra/Reuters).
Không ảnh cho thấy rác thải nhựa ngập trong nước biển tại vùng biển Corniche, Lebanon. (Ảnh: Mohamed Azakir/Reuters).
Nằm rải rác trên bãi cát ở bờ biển Địa Trung Hải thuộc lãnh thổ Ashkelon, phía nam Israel là những mẩu sản phẩm nhựa bỏ đi sau khi sử dụng. (Ảnh: Amir Cohen/Reuters).
Khách du lịch và dân địa phương bước đi trên những tấm thảm nhựa ở khu du lịch đảo Nusa Penida, thuộc quần đảo Bali, Indonesia. (Ảnh: Johannes P. Christo/Reuters).
Một quả bóng chuyền được làm bằng nhựa đang trôi nổi trên vịnh Gibraltar, cách 10,9 km so với bờ biển gần nhất là Barbate, phía nam Tây Ban Nha. (Ảnh: Jon Nazca/Reuters).
Rác thải chất đống ở một bãi biển tại thành phố Panama. Trong một diễn biến trước đó, Panama trở thành quốc gia đầu tiên ở Trung Mỹ cấm tất cả túi nhựa và sản phẩm nhựa sử dụng một lần từ tháng 7 vừa qua. (Ảnh: Erick Marciscano/Reuters).
Rác thải nhựa sắp được dọn tại một buổi thu gom rác của tình nguyện viên dọc theo con sông Chao Praya, thu đô Bangkok, Thái Lan. (Ảnh: Soe Zeya Tun/Reuters).
Một cậu bé theo gia đình làm nghề thu lượm ve chai, đang bơi lội giữa vùng nước biển ngập ngụa rác ở khu ổ chuột Baseco, ngoại ô Manila, Philippines. (Ảnh: Romeo Ranoco).

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?
Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết
Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"
