Chúng ta thấy gì sau hiện tượng Mặt trăng mới?

Hiện tượng Mặt trăng mới đã xuất hiện vào ngày 13/1 vừa qua. Và, trong khi sự kết hợp tuyệt vời của sao Mộc và sao Thổ đã qua đi, chúng vẫn ở gần nhau trên bầu trời. Sau đó, sao Mộc và sao Thổ sẽ tạo thành một nhóm gần sao Thủy ngay sau khi Mặt trời lặn.

Hành tinh nhìn thấy được

Các Mặt trăng mới xảy ra khi Mặt trời và Mặt trăng có cùng kinh độ hoàng đạo, một điều kiện còn được gọi là sự kết hợp. Tháng 12 vừa qua, người dân Nam Mỹ đã có cơ hội chiêm ngưỡng Mặt trăng mới trùng với nhật thực toàn phần. Tuy nhiên, hiện tượng đó đã không xảy ra lần này. Bởi, Mặt trăng sẽ “bỏ lỡ” Mặt trời khi nó đi qua.

Chúng ta thấy gì sau hiện tượng Mặt trăng mới?
Sao Thủy sẽ trở nên dễ được quan sát hơn.

Lý do chúng ta không nhìn thấy nguyệt thực hằng tháng là bởi, quỹ đạo của Mặt trăng nghiêng so với mặt phẳng của quỹ đạo Trái Đất khoảng 5 độ. Vì vậy, lần này tất cả chúng ta thấy chỉ là một bầu trời tối. Mọi người không thể nhìn thấy Mặt trăng từ Trái đất vì mặt được chiếu sáng nằm ở phía bên kia.

Vào buổi tối của Mặt trăng mới, ngày 12/1, mặt trời lặn lúc 4:50 chiều theo giờ New York. Khi Mặt trời lặn, sao Mộc, sao Thổ và sao Thủy đều được nhìn thấy lúc bầu trời tối dần, tạo thành một đường gồ ghề ở phía Tây Nam từ trái sang phải. Sao Thủy xa nhất bên trái, sau đó là sao Mộc, rồi đến sao Thổ.

Cả ba hành tinh sẽ trải dài khoảng ba độ theo phương vị (hướng nằm ngang). Điều này có nghĩa rằng, khoảng cách giữa sao Thủy và sao Thổ sẽ là khoảng sáu đường kính Mặt trăng.

Để nhìn được bộ ba này, yếu tố cần thiết là thời tiết tốt và mặt phẳng chân trời. Cả ba hành tinh này đều đủ sáng để được nhìn thấy trước khi sao Thổ lặn vào lúc 5:33 chiều giờ New York. Sao Mộc lặn sau 13 phút sau và sao Thủy “biến mất” lúc 5:51 chiều.

Sao Thủy thường là một hành tinh khó quan sát bởi nó gần Mặt trời. Và, thường rất khó để nhận ra sao Thuỷ trong những phút đầu tiên sau khi Mặt trời lặn. Nhưng lần này, Mặt trăng mới dễ dàng được phát hiện hơn vì vượt qua 2 độ so với phía Nam của sao Thủy vào ngày 14/1.

Sự kết hợp này sẽ không thể nhìn thấy từ New York vì nó xảy ra lúc 3:14 sáng theo phương Đông. Tuy nhiên, sau khi Mặt trời lặn, Mặt trăng lưỡi liềm mảnh vẫn sẽ ở ngay phía Đông sao Thủy và tạo thành một biển chỉ dẫn dễ dàng đến hành tinh.

Trong khi đó, sao Kim tiếp tục nhiệm kỳ của mình như một ngôi sao ban mai, mọc vào lúc 6:13 sáng theo phương Đông. Mặt trời xuất hiện lúc 7:18 sáng ngày 13/1. Sao Kim di chuyển gần Mặt trời hơn mỗi ngày. Và, vào cuối tháng, sao Kim sẽ chỉ xuất hiện khoảng nửa giờ trước khi Mặt trời mọc.

Chúng ta thấy gì sau hiện tượng Mặt trăng mới?
Các giai đoạn của Mặt trăng.

Các ngôi sao và chòm sao

Các chòm sao mùa đông đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết đối với những nhà quan sát Bắc bán cầu trong tháng 1 này. Khoảng 5 giờ chiều, nhánh Lạp Hộ ở hoàn toàn phía trên đường chân trời phía Đông.

Và, người ta có thể quan sát các ngôi sao của nó xuất hiện khi bầu trời tối dần. Nhánh Lạp Hộ đối mặt với sao Kim Ngưu ở phía Tây và Bắc. Trong khi đó, nhìn sang bên phải và lên trên, mọi người có thể chứng kiến cụm sao Hyades. Nhìn sang trái, trên đầu của nhánh Lạp Hộ sẽ dễ dàng nhìn thấy chòm sao Song Tử.

Các ngôi sao đã được phân giải thông qua quang phổ học. Mặc dù không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường, nhưng các nhà thiên văn học có thể tách ánh sáng của những ngôi sao này thành các màu thành phần.

Mỗi ngôi sao đều có một quang phổ đặc trưng, ​​với màu sắc cho biết những nguyên tố nào hiện diện. Vào thế kỷ 19, các nhà thiên văn học nhận thấy rằng, quang phổ dường như thể hiện nhiều hơn một ngôi sao. Và vào những năm đầu thế kỷ 20, người ta xác nhận rằng, trên thực tế có bốn ngôi sao được thể hiện.

Hiện tượng Mặt trăng mới sẽ là “khởi đầu” của hàng loạt sự kiện thiên văn được cho là đáng mong chờ trong năm nay. Các nhà khoa học dự đoán, hai trong số các hành tinh sáng nhất trên bầu trời - sao Kim và sao Mộc, sẽ xuất hiện bên cạnh nhau vào bình minh ngày 11/2.

Hiện tượng này gọi là trùng tụ, mô tả trạng thái khi 2 hành tinh ở rất gần nhau trên bầu trời khi nhìn từ Trái đất. Vào dịp này, ở phía xa tay phải của cặp đôi hành tinh trên, người xem còn có thể thấy được sao Thổ nằm cách đó không xa lắm.

Để có khoảng thời gian ngắm nghía thuận lợi nhất, người quan sát nên bắt đầu từ 20 - 30 phút trước khi Mặt trời mọc. Người xem ở Nam bán cầu sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng lý tưởng hơn, bởi hai hành tinh từ điểm nhìn ở khu vực này sẽ nằm xa Mặt trời hơn và cao hơn trên bầu trời.

Trong khi đó, vào hai ngày 9 - 10/3 tới sẽ là dịp hội tụ của 4 thiên thể. Đây là một dịp lý thú khi người yêu thiên văn toàn cầu có thể chứng kiến 4 thiên thể cùng xuất hiện rất gần nhau trên bầu trời. Sao Thủy, sao Mộc và sao Thổ sẽ nằm gần như thẳng hàng, xếp bên cạnh bộ ba không xa là Mặt trăng lưỡi liềm.

Mỗi hành tinh sẽ là một chấm sáng rất dễ nhận thấy bằng mắt thường, trong đó sáng nhất là sao Mộc. Qua ống nhòm, người yêu thiên văn có thể thấy được 4 mặt trăng lớn nhất của sao Mộc. Nếu sử dụng kính thiên văn, người xem sẽ thấy được vành đai của sao Thổ.

Riêng sao Thủy, vì đặc điểm vị trí tương đối của Trái đất và Mặt trời với hành tinh này, sẽ chỉ sáng một phần, trông như một Mặt trăng khuyết phiên bản thu nhỏ.

Từ khóa liên quan:

hiện tượng mặt trăng mới

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện vật thể lạ giống rắn khổng lồ bay qua Hệ Mặt trời

Phát hiện vật thể lạ giống rắn khổng lồ bay qua Hệ Mặt trời

Đó là một sợi vật chất bí ẩn, khổng lồ, trông như con rắn to tướng đang bò qua hệ Mặt Trời, là bằng chứng cho thấy thiên hà chứa Trái đất là một quái vật hung dữ.

Đăng ngày: 09/02/2021
NASA trao thưởng gần 1 triệu USD tìm giải pháp đối phó bụi Mặt trăng

NASA trao thưởng gần 1 triệu USD tìm giải pháp đối phó bụi Mặt trăng

NASA đã kêu gọi sinh viên các trường đại học trên khắp nước Mỹ giúp giải quyết vấn đề khó khăn về bụi mặt trăng khi cơ quan này có kế hoạch khám phá mặt trăng một cách bền vững.

Đăng ngày: 09/02/2021
Khoa học vừa có giả thuyết mới về không gian 5 chiều

Khoa học vừa có giả thuyết mới về không gian 5 chiều

Các nhà khoa học đã dự đoán về một loại hạt giả tưởng có thể đưa con người đến không gian 5 chiều.

Đăng ngày: 08/02/2021
NASA

NASA "gửi gắm" kính thiên văn SPHEREx vào tên lửa SpaceX

Tên lửa Falcon 9 của SpaceX đã được NASA lựa chọn làm phương tiện phóng cho sứ mệnh không gian SPHEREx trị giá hàng trăm triệu đô.

Đăng ngày: 08/02/2021
Vật thể bí ẩn ngăn kính viễn vọng quan sát hố đen siêu lớn

Vật thể bí ẩn ngăn kính viễn vọng quan sát hố đen siêu lớn

Các nhà khoa học chưa thể tìm ra nguyên nhân khiến hố đen bí ẩn nằm ở hệ sao đôi GRS 1915 + 105 cách Trái đất 36.000 năm ánh sáng mờ đi từ năm 2018.

Đăng ngày: 06/02/2021
Thiên hà

Thiên hà "làm thịt" đồng loại, đá văng các sao của nạn nhân ra vùng "ngoại ô"

Tucana II có thể đã ăn thịt người láng giềng nhỏ hơn một chút và đẩy các sao của nạn nhân ra vùng ngoại ô.

Đăng ngày: 06/02/2021
Tên lửa hạt nhân có thể đưa nhà phi hành lên sao Hỏa chỉ trong 3 tháng

Tên lửa hạt nhân có thể đưa nhà phi hành lên sao Hỏa chỉ trong 3 tháng

Hiện tại, chuyến đi ngắn nhất mà một tàu vũ trụ không người lái từ Trái đất lên tới sao Hỏa là 7 tháng, còn nếu tàu vũ trụ có phi hành gia là ít nhất 9 tháng.

Đăng ngày: 05/02/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News