Chủng virus Herpes đã có từ 5.000 năm trước?

Theo các tác giả của một nghiên cứu gần đây, chủng virus Herpes hiện đại gây ra mụn rộp ở mặt đã có từ khoảng 5.000 năm trước.

Christiana Scheib, tác giả của nghiên cứu giải thích: "Chúng tôi có thể xác định rằng, tất cả các biến thể của các chủng hiện đại đều có từ một thời kỳ nhất định, đó là vào cuối thời kỳ đồ đá mới, đầu thời đại đồ đồng".

Chủng virus Herpes đã có từ 5.000 năm trước?
 Một trong những mẫu DNA Herpes cổ đại được sử dụng trong nghiên cứu là của một người đàn ông từ 26 đến 35 tuổi, được phát hiện trên bờ sông Rhine. (Ảnh: Barbara Veselka).

Do đó, loại virus Herpes hiện tại sẽ chỉ có 5.000 năm tuổi, thấp hơn so với tưởng tượng: "Hơi ngạc nhiên vì người ta cho rằng Herpes cùng tiến hóa với con người trong một thời gian rất dài", một chuyên gia về DNA cổ đại tại Đại học Cambridge, Vương quốc Anh cho biết.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trái đất có khoảng 3,7 tỷ người bị nhiễm virus HSV-1 gây ra bệnh mụn rộp ở mặt. Tuy nhiên, lịch sử của loại virus này và cách thức lây lan của nó vẫn còn rất ít người biết đến.

Nhóm nghiên cứu do nhà khoa học Christiana Scheib dẫn đầu đã kiểm tra ADN răng của hàng trăm người từ những phát hiện khảo cổ cổ đại, trong số đó, chỉ có bốn người mang virus Herpes.

Các chuyên gia đã xác định được thời điểm hiện thân của nó xuất hiện bằng cách sắp xếp trình tự bộ gene của chúng.

Con người có lẽ đã sống chung với mụn rộp lâu hơn nữa. Người ta có thể tưởng tượng rằng, một chủng vi khuẩn trước đó có lẽ đã lưu hành giữa con người khi họ lần đầu tiên rời châu Phi cách đây hàng triệu năm. Nhưng phải đến thời gian tương đối gần đây, nó mới có được hình dáng hiện tại.

Chủng virus Herpes đã có từ 5.000 năm trước?
Một trong những mẫu DNA Herpes cổ đại là của một thanh niên trưởng thành từ cuối thế kỷ 14, được chôn cất trong khuôn viên Bệnh viện Từ thiện Trung cổ của Cambridge (sau này trở thành Đại học St. John), anh ta bị áp xe răng khủng khiếp (Ảnh: Craig Cessford).

Làm thế nào để giải thích sự thay đổi này? Giả thuyết đầu tiên của các nhà nghiên cứu là khoảng 5.000 năm trước, loài người đang trong thời kỳ di cư lớn từ Âu-Á sang Châu Âu, và sự di chuyển này có thể đã ảnh hưởng đến virus.

Một giả thuyết khác do sự phát triển của mụn rộp trên mặt trong thời kỳ đồ đá mới được phát hiện trong DNA cổ đại có thể trùng hợp với một tập tục văn hóa mới, nụ hôn lãng mạn và tình dục.

Nụ hôn lãng mạn có thể là con đường lây lan virus

Christina Scheib cho biết: "Bằng chứng văn bản bắt đầu xuất hiện từ thời kỳ đồ đồng về những nụ hôn lãng mạn, đây có thể đã thay đổi cách thức lây lan của virus".

Đề cập đầu tiên về nụ hôn được tìm thấy trong một bản thảo từ Nam Á vào thời đại đồ đồng, cho thấy rằng tập tục này có thể đã được truyền sang châu Âu sau này.

Nhà khoa học giải thích, virus Herpes ở mặt thường được truyền từ cha mẹ sang con cái, nhưng nụ hôn sẽ mang lại cho nó một cách mới để truyền từ vật chủ này sang vật chủ khác.

Charlotte Houldcroft, đồng tác giả khác của nghiên cứu tại Đại học Cambridge chỉ ra rằng, một loại virus như Herpes tiến hóa trên quy mô thời gian lớn hơn nhiều so với virus gây ra đại dịch Covid-19.

Bà nói: "Virus gây ra mụn rộp ở mặt ẩn trong vật chủ của nó suốt đời và chỉ lây truyền khi tiếp xúc bằng miệng, vì vậy các đột biến xảy ra chậm trong nhiều thế kỷ, thậm chí hàng thiên niên kỷ". 

Theo Houldcroft, trước đây, dữ liệu di truyền về mụn rộp chỉ có từ năm 1925, đồng thời bà kêu gọi "điều tra sâu hơn" để hiểu sự tiến hóa của virus.

Nhà nghiên cứu này cho biết, chỉ có các mẫu gene có niên đại hàng trăm năm, nếu không phải hàng nghìn năm, mới có thể hiểu được cách thức các virus DNA như Herpes hoặc bệnh đậu mùa ở khỉ, cũng như hệ thống miễn dịch của chúng ta thích nghi với nhau.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Giải mã những

Giải mã những "vụ chôn cất trên giường" thời trung cổ ở Anh

Việc chôn cất trên giường đã trở nên phổ biến vào thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên cùng với sự truyền bá của Cơ đốc giáo và nhanh chóng trở thành một nghi thức chôn cất thịnh hành của phụ nữ.

Đăng ngày: 02/08/2022
Dọn gác mái, phát hiện chiếc đầu người 2.000 năm vẫn nguyên vẹn

Dọn gác mái, phát hiện chiếc đầu người 2.000 năm vẫn nguyên vẹn

Kết quả kiểm tra cho thấy chiếc đầu người thuộc về một phụ nữ được ướp đúng tiêu chuẩn của người Ai Cập cổ đại, nhưng có chi tiết dị thường bên trong mũi.

Đăng ngày: 02/08/2022
Phát hiện hóa thạch cá kỷ Jura được bảo tồn hoàn hảo

Phát hiện hóa thạch cá kỷ Jura được bảo tồn hoàn hảo

Hóa thạch cá này khiến các nhà khoa học ngạc nhiên vì chưa bao giờ thấy bất cứ một loài nào như vậy, nó giống như một món đồ chơi cá hoạt hình đang hát.

Đăng ngày: 30/07/2022
Phát hiện hóa thạch hệ động vật Hipparion 8 triệu năm tuổi ở Tân Cương

Phát hiện hóa thạch hệ động vật Hipparion 8 triệu năm tuổi ở Tân Cương

Sau khi phân tích, các nhà khoa học các định số hóa thạch này thuộc nhóm ngựa Hipparion và các loài cùng hệ động vật Hipparion như linh dương, dê Palaeotragus và voi Tetralophodont.

Đăng ngày: 30/07/2022
Khám phá khu mộ xác ướp lớn nhất từng được tìm thấy ở Ai Cập

Khám phá khu mộ xác ướp lớn nhất từng được tìm thấy ở Ai Cập

Các nhà khảo cổ học ở Ai Cập đã phát hiện ra một ngôi mộ 2.600 tuổi thuộc về một người đàn ông có địa vị cao: thủ lĩnh của đội lính đánh thuê nước ngoài tên là Wahibre-mery-Neith.

Đăng ngày: 30/07/2022
Phát hiện mới về quái vật xà đầu long có khả năng sống ở hồ Loch Ness

Phát hiện mới về quái vật xà đầu long có khả năng sống ở hồ Loch Ness

Các nhà khoa học cho biết việc phát hiện hóa thạch xà đầu long (plesiosaur) dưới đáy sông châu Phi cổ đại cho thấy một 'quái vật' có khả năng sống ở hồ Loch Ness nước ngọt.

Đăng ngày: 29/07/2022
Tàu ma 800 năm hiện hình nguyên vẹn rồi bỗng

Tàu ma 800 năm hiện hình nguyên vẹn rồi bỗng "bốc hơi về trời"

Tàu ma Mortar Wreck hiện hình trong trạng thái rất tốt ở vùng nước nông ngoài khơi miền Nam nước Anh dù đã chìm 800 năm, để rồi phân rã nhanh đến đáng sợ từ ngày lộ ra khỏi cát.

Đăng ngày: 29/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News