Chuồn chuồn - Nhà vô địch bay xa trong giới côn trùng

Tạp chí khoa học Plos One khẳng định rằng loài bướm nổi tiếng Danaus plexippus phải nhường danh hiệu vô địch về bay xa trong thế giới côn trùng cho nhà tân vô địch là loài chuồn chuồn Pantala flavescens.

Trong các đợt di cư hằng năm, bướm Danaus plexippus vượt qua chặng đường tới 8.000km, tưởng đã là nhà vô địch bay đường trường trong các loại côn trùng, nhưng theo những số liệu mới nhất thì chuồn chuồn Pantala flavescens còn di chuyển tới 14.000-18.000km.

Chuồn chuồn - Nhà vô địch bay xa trong giới côn trùng
Chuồn chuồn Pantala flavescens.

Pantala flavescens với vẻ ngoài bé nhỏ, thân dài không quá 4cm từ lâu đã được phong là loài chuồn chuồn phổ biến nhất trên thế giới. Chúng sống ở phần lớn các vùng châu Phi và Trung Mỹ, miền Đông nước Mỹ, phần lớn lãnh thổ châu Á, châu Úc. Người ta thấy chúng bay trên các đảo xa xôi của Thái Bình Dương, chúng là loài chuồn chuồn duy nhất trên đảo Phục Sinh. Cũng có khi chúng có mặt ở Nam Âu mặc dù các đợt gió khô rang từ sa mạc Sahara có gây trở ngại cho chúng trên đường bay.

Các nhà khoa học từng nêu giả thiết rằng Pantala flavescens là loài đại diện cho quần thể chuồn chuồn thống nhất sống đông đảo trên phần lớn diện tích Trái đất. Một công trình nghiên cứu di truyền mới đây đã khẳng định giả thiết đó. Các nhà khoa học đã phân tích các hệ gene của chuồn chuồn bắt được ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ, châu Á và phát hiện ngay cả những con sống ở những vùng cách xa nhau như Texas (Mỹ) và Ấn Độ cũng có hệ gene giống nhau đến kinh ngạc. Điều đó có nghĩa chuồn chuồn phải vượt những chặng đường khá xa để tìm bạn tình giao phối.

Trước đây, các nhà khoa học đã biết đến "máu lãng du" của loài chuồn chuồn Pantala flavescens khi chúng tập hợp lại thành những đàn đông đặc, nương theo chiều những cơn gió ẩm nóng để bay xa. Ở nhiều nước vùng Ấn Độ Dương, chuồn chuồn xuất hiện vào mùa mưa. Theo tính toán của các nhà khoa học, có đám chuồn chuồn bay di cư dầy đặc rộng tới 32km2. Các tác giả của công trình nghiên cứu này muốn theo dõi những tuyến di cư của chuồn chuồn Pantala flavescens, nhưng hiện chưa tìm ra cách thức bởi những thiết bị hiện đại dùng để theo dõi động vật di cư quá cồng kềnh đối với những con chuồn chuồn bé nhỏ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News