Chuột cống dài 30cm cắn thủng bẫy thép để bỏ trốn
Con chuột lớn ngoại cỡ chỉ mất nửa tiếng để phá hủy chiếc lồng bằng thép và chui ra ngoài qua lỗ thủng lớn.
Robert Scriven, thương nhân 44 tuổi ở Chesterfield, Derbyshire, Anh, bắt được con chuột cống dài 30cm trong bẫy khi chạy bộ buổi sáng, nhưng khi anh quay về nhà nửa tiếng sau, con chuột đã cắn thủng lỗ to trên chiếc lồng bằng thép và trốn thoát, Sun hôm 28/11 đưa tin.
Anh Scriven và chiếc bẫy bị chuột cắn thủng. (Ảnh: Sun).
"Chiếc bẫy trông rất chắc chắn. Tôi trở về và phát hiện con chuột đã cắn xuyên qua sợi thép để chui ra, giống như thể nó đã dùng kìm vậy", Robert chia sẻ. Theo chuyên gia về loài chuột Steve Belmain, những con chuột cống lớn có thể gặm thủng đường ống kim loại. "Nhưng thật khác thường khi con chuột này có thể cắn đứt dây thép chỉ trong vòng nửa tiếng", Steve nói.
Trong nghiên cứu xuất bản năm 2012, khoa học quốc tế từ Anh, Pháp và Nhật giải thích bộ gặm nhấm gồm hai nhóm lớn. Một nhóm như sóc và hải ly gặm bằng cách dùng răng cửa sắc như dao. Nhóm còn lại chủ yếu nhai bằng hàm như lợn biển và nhím. Riêng chuột có thể kết hợp đồng thời cả hai cách ăn đó. Chúng vừa gặm vừa nhai, theo Live Science.
Các cơ bắp của chuột tiến hóa để chúng có thể nhai hiệu quả hơn lợn biển và gặm giỏi hơn sóc. "Điều đó giải thích vì sao chuột (gồm cả chuột cống và chuột nhắt) lại sinh tồn thành công đến vậy và tại sao chúng gây hại khủng khiếp. Chuột ăn tạp, không kén chọn thức ăn, do đó chúng có thể phá hủy mọi vật liệu", Natasha Jefferi, nhà nghiên cứu ở Đại học Liverpool, cho biết.

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)
Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)
Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Cách phân biệt rắn cạp nong và rắn cạp nia
Ở Việt Nam có rất nhiều rắn độc và cực độc, điển hình là hai "anh em" rắn cạp nong - cạp nia.
