Chuột "ma sói" chuyên ăn bọ cạp và rết độc

Chuột châu chấu phương nam có biệt danh là "ma sói" vì thường tru lên như sói nhỏ vào đêm trăng tròn trước khi giết mồi.

Chuột châu chấu phương nam (Onychomys torridus) sống ở khu vực tây nam nước Mỹ và tây bắc Mexico, chuyên ăn bọ cạp, côn trùng, các loài chuột khác và một số thực vật. Chúng là động vật ăn thịt có thể kháng nọc độc bọ cạp, theo Live Science.

Chuột ma sói chuyên ăn bọ cạp và rết độc
Tư thế hú của chuột châu chấu. (Ảnh: Minden Pictures)

Loài chuột này cực kỳ hung dữ, sẽ tấn công bất cứ thứ gì chuyển động không lớn hơn quá nhiều so với nó. Nó thậm chí sẵn sàng ăn thịt đồng loại khi thức ăn khan hiếm. Chuột châu chấu sẽ phục kích con mồi, sau đó tóm gọn và giết chết bằng nhát cắn vào đầu. Một trong những con mồi ưa thích của chúng là bọ cạp vỏ cây Arizona (Centruroides sculpturatus) với nọc độc đủ mạnh để gây chết người.

Để đối phó, chuột châu chấu giảm tác động của nọc độc thông qua tạm dừng kênh hóa học truyền dẫn tín hiệu đau tới não khi trúng nọc độc. Điều này có nghĩa về cơ bản, chúng không cảm thấy đau, dù các nhà nghiên cứu vẫn không biết tại sao chất độc trong đó không giết chết chúng. Chuột châu chấu cũng có thể cắn đứt đuôi bọ cạp để ngăn con mồi chích nọc độc.

Khi hú vào đêm trăng tròn, chuột châu chấu đứng trên hai chân sau, hếch mũi lên trời và tạo ra âm thanh có thể nghe thấy từ khoảng cách 100 m. Tiếng kêu của chúng được tạo ra theo cách tương tự khi con người nói và chó sói hú, đó là sử dụng rung động mô sinh ra từ dòng khí, theo một nghiên cứu năm 2017. Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện loài chuột này có đường dẫn âm hình chuông, giúp tăng cường độ âm thanh.

Tiếng hú phát ra ngay trước khi giết mồi giúp chuột châu chấu đánh dấu lãnh thổ. Chúng có tính bảo vệ lãnh thổ cao và chủ yếu sống đơn độc. Các cá thể có thể sống theo cặp gồm con đực và cái nhưng chúng thường giết bạn tình, theo Animal Diversity Web.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chim già nhất thế giới tích cực tìm bạn tình mới

Chim già nhất thế giới tích cực tìm bạn tình mới

Các nhà sinh vật học trên đảo Midway phát hiện con chim hải âu cái Laysan hơn 70 tuổi tên Wisdom tán tỉnh bạn tình tiềm năng nhiều tháng sau khi kết thúc mùa làm tổ.

Đăng ngày: 22/04/2024
Lần đầu phát hiện loài thằn lằn chân ngón mới ở Lào Cai

Lần đầu phát hiện loài thằn lằn chân ngón mới ở Lào Cai

Thằn lằn chân ngón mới có những nốt sần màu vàng rải rác trên lưng và các chi, các ngón ở mỗi chi uốn cong ở đoạn giữa.

Đăng ngày: 22/04/2024
Loài rắn hiền lành với con người, nhưng lại là khắc tinh của rắn độc

Loài rắn hiền lành với con người, nhưng lại là khắc tinh của rắn độc

Tại Việt Nam có phân bố một loài rắn với lớp vảy bên ngoài hết sức đặc biệt. Đây là loài rắn rất hiền lành đối với con người, nhưng lại được xem là kẻ thù của các loài rắn độc.

Đăng ngày: 20/04/2024
Nếu một người bị dị ứng với mèo thì họ có bị dị ứng với sư tử không?

Nếu một người bị dị ứng với mèo thì họ có bị dị ứng với sư tử không?

Đây là một câu hỏi rất nghiêm túc - nếu một ngày nào đó một người bị dị ứng với mèo đến công viên động vật hoang dã và muốn lại gần quan sát một con sư tử, liệu anh ta có nên lo lắng về việc bị dị ứng với sư tử không?

Đăng ngày: 19/04/2024
Loài ếch nhỏ xíu phát tiếng kêu siêu âm vượt khả năng nghe của con người

Loài ếch nhỏ xíu phát tiếng kêu siêu âm vượt khả năng nghe của con người

Để sống sót trước kẻ thù mạnh hơn, ếch lá phát ra tiếng kêu siêu âm - âm thanh có tần số vượt tần số tối đa mà tai người nghe thấy được.

Đăng ngày: 19/04/2024
Phát hiện mèo bơi như cá và 700 loài trong rừng ngập mặn Campuchia

Phát hiện mèo bơi như cá và 700 loài trong rừng ngập mặn Campuchia

Rái cá mũi lông, mèo cá, khỉ đuôi dài... được tìm thấy trong rừng ngập mặn ở Campuchia khiến các nhà sinh học bối rối.

Đăng ngày: 18/04/2024
Nghiên cứu mới về mối liên quan giữa nuôi mèo với bệnh tâm thần phân liệt

Nghiên cứu mới về mối liên quan giữa nuôi mèo với bệnh tâm thần phân liệt

Trang Science Alert đăng tải một nghiên cứu gần đây cho thấy những người nuôi mèo làm thú cưng có nguy cơ mắc các rối loạn liên quan đến tâm thần phân liệt tăng gấp đôi.

Đăng ngày: 17/04/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News