Chụp được ảnh núi non trên hành tinh lùn gần Trái Đất nhất

Tàu vũ trụ Dawn của NASA vừa gửi về Trái Đất những bức ảnh mới nhất về hành tinh lùn Ceres. Đây là những bức ảnh được chụp ở độ cao thấp nhất từng được ghi nhận.

Dawn là một tàu vũ trụ robot được NASA phóng đi thám hiểm hai hành tinh lùn lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh là Vesta và Ceres.

Chụp được ảnh núi non trên hành tinh lùn gần Trái Đất nhất
Những hố núi lửa trên bề mặt Ceres - (Ảnh: NASA).

Tàu được phóng ngày 27/9/2007, đến hành tinh Vesta vào ngày 16/7/2011 và thăm dò Vesta từ năm 2012. Tiếp đó, tàu đến Ceres thực hiện nhiệm vụ từ năm 2015.

Đây là những bức ảnh gần nhất mà Dawn chụp được trong nhiều năm qua, ở độ cao khoảng 440km và cho thấy cái nhìn đầy đủ hơn về những hành tinh lùn bí ẩn.

Ảnh cho thấy một miệng núi lửa nhỏ với đường kính rộng khoảng 36km, bao quanh bởi những dải núi nhỏ. Ngoài ra còn có một miệng núi lửa kính cỡ trung bình ở đây khoảng 120km.

"Địa hình gồ ghề này cho thấy tính chất của hành tinh này thuộc dạng cổ xưa", NASA nói.

Chụp được ảnh núi non trên hành tinh lùn gần Trái Đất nhất
Hình ảnh cho thấy Dawn ở trên độ cao 1.470km. Bức ảnh màu cho thấy trường trọng lực của Ceres, từ đó cho các nhà khoa học biết cấu trúc bên trong của nó. Màu đỏ chỉ những nơi trọng lực mạnh, màu xanh và vàng cho thấy trọng lực yếu - (Ảnh: NASA).

Chụp được ảnh núi non trên hành tinh lùn gần Trái Đất nhất
Hố núi lửa Occator trên bề mặt Ceres - (Ảnh: NASA).

Chụp được ảnh núi non trên hành tinh lùn gần Trái Đất nhất
Hố núi lửa Jugling ở miền nam Ceres - (Ảnh: NASA).

Trong tháng 6 này, Dawn đạt được một quỹ đạo mới và tiếp tục gửi tài liệu về các nhà khoa học. Dự kiến nó sẽ bay với độ cao chỉ cách 50km trên bầu trời Ceres, thu thập các tia gamma cùng quang phổ nơ-tron để giúp các nhà khoa học hiểu hơn các hợp chất hóa học của tần cao của Ceres.

"Chúng tôi đang rất chờ đợi về những bước tiến xa hơn của Dawn", Carol Raymond, người giám sát Dawn từ NASA cho biết.

Ceres gây thích thú trong giới khoa học vì đây là hành tinh lùn gần Trái đất nhất và có thể có những yếu tố cần thiết, nhất là nước, cho sự sống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Ba phi hành gia trở về sau 168 ngày sống ngoài không gian

Ba phi hành gia trở về sau 168 ngày sống ngoài không gian

Tàu vũ trụ Soyuz đưa các phi hành gia từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) hạ cánh xuống thảo nguyên ở Kazakhstan tối 3/6, Fox News đưa tin.

Đăng ngày: 04/06/2018
Điều bất ngờ ở sao neutron xa xôi, cô đơn nhất vũ trụ

Điều bất ngờ ở sao neutron xa xôi, cô đơn nhất vũ trụ

Ngôi sao neutron mới được xác định là một giống sao hiếm, có từ trường thấp và không có đồng hành với bất kỳ ngôi sao nào cả.

Đăng ngày: 04/06/2018
Vật thể nghi tàu ngoài hành tinh lơ lửng trên thành phố Anh

Vật thể nghi tàu ngoài hành tinh lơ lửng trên thành phố Anh

James Goldman, người dân sống tại Leeds, Anh, dùng điện thoại ghi hình vật thể lạ bay cách mặt đất khoảng 300 mét tối hôm 27/5, Mirror đưa tin.

Đăng ngày: 04/06/2018
Ý tưởng táo bạo của anh chàng kiến trúc sư người Mỹ:

Ý tưởng táo bạo của anh chàng kiến trúc sư người Mỹ: "Trồng" nhà trên Sao Hỏa từ rễ nấm

Do chi phí vận chuyển vật liệu xây dựng lên Sao Hỏa quá cao, Christopher Maurer đã tiến hành nghiên cứu và thí nghiệm một loại vật liệu hoàn toàn mới được tạo ra từ phần bỏ đi của các loại nấm thông thường.

Đăng ngày: 03/06/2018
Thiên hà biến dạng cách Trái Đất 100 triệu năm ánh sáng

Thiên hà biến dạng cách Trái Đất 100 triệu năm ánh sáng

Thiên hà NGC 3256 mang hình dạng méo mó do hình thành từ vụ va chạm giữa hai thiên hà xoắn ốc.

Đăng ngày: 03/06/2018
Phi hành gia

Phi hành gia "kể khổ" chuyện đi toilet trong vũ trụ

Mới đây bà Peggy Whitson đã chia sẻ với Business Insider những trải nghiệm trong 665 ngày làm việc của bà trên vũ trụ.

Đăng ngày: 01/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News