Chụp thành công ảnh phi hành gia đang "spacewalk" ngoài trạm vũ trụ ISS từ... Trái đất

Vào tuần trước, hai phi hành gia đã ra ngoài Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) để làm nhiệm vụ sửa chữa và bảo trì trạm. Tiến sĩ Sebastian Voltmer, một nhà nhiếp ảnh thiên văn, đã thử chụp cảnh các phi hành gia bên ngoài trạm vũ trụ từ… sân sau của mình trên Trái đất.

Tiến sĩ Voltmer sống ở Sankt Wendel, Đức, đây cũng là quê hương của một trong hai phi hành gia thực hiện nhiệm vụ ngoài ISS, Matthias Maurer. Là đồng hương và có cùng niềm đam mê vũ trụ, Voltmer quyết định ghi lại chuyến "spacewalk" (di chuyển trong không gian bên ngoài phương tiện vũ trụ) đầu tiên của phi hành gia, không chỉ từ Trái đất, mà từ quê nhà của Maurer. Nhờ có kính thiên văn mạnh mẽ và giá đỡ hiện đại, Volter đã làm được điều khó tin ấy.

Chụp thành công ảnh phi hành gia đang spacewalk ngoài trạm vũ trụ ISS từ... Trái đất
Sebastian Voltmer đã thử chụp cảnh các phi hành gia bên ngoài trạm vũ trụ tại sân nhà mình.

“Tôi đã sử dụng kính thiên văn C11 EdgeHD gắn trên giá đỡ 10micron GM 2000 HPS. Một ngày trước khi ISS bay qua khu vực, tôi đã cập nhật giá đỡ với tọa độ mới nhất của trạm vũ trụ”, ông cho biết. “Với động cơ servo, giá đỡ cho phép tôi có thể theo dõi ISS, vốn di chuyển rất nhanh.”

Tiến sĩ Voltmer chia sẻ cách ông có thể theo dõi và chụp ảnh ISS trong một video mà ông đăng tải vài ngày trước lịch nhiệm vụ ngoài không gian của phi hành gia.


Chụp hình trạm vũ trụ ISS từ Trái đất

“Tôi đã có thể chụp những hình ảnh Trạm Vũ trụ Quốc tế trong điều kiện quan sát tốt nhất từ quê hương của phi hành gia Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), Tiến sĩ Matthias Maurer,” Voltmer nói. “Độ phân giải của hình ảnh cho thấy chi tiết trong khoảng 20 cm. Có thể thấy rõ phi thuyền SpaceX Dragon mà phi hành đoàn Crew-3 hiện tại đã bay lên ISS”.

Ông cho biết đã lên kế hoạch chụp bằng cách cập nhật tọa độ của ISS với giá đỡ, trước khi trạm vũ trụ bay qua bầu trời vào ngày 23 tháng 3, cũng là lúc Maurer được xếp lịch ra ngoài để bảo trì trạm. Voltmer chụp khoảnh khắc đáng kinh ngạc này ngay sau khi mặt trời lặn, bức ảnh cung cấp đủ chi tiết để nhận ra Maurer, một cánh tay robot và hệ thống camera mới được đặt trên trạm vũ trụ.

Chụp thành công ảnh phi hành gia đang spacewalk ngoài trạm vũ trụ ISS từ... Trái đất
Độ phân giải của hình ảnh cho thấy chi tiết trong khoảng 20cm.

“Trong nhiệm vụ ngoài không gian của hai phi hành gia Raja Chari và Matthias Maurer, Trạm Vũ trụ Quốc tế đã xuất hiện ngay sau khi mặt trời lặn trên bầu trời buổi tối rực rỡ ở nước Đức. Hình ảnh ISS này được chụp vào ngày 23 tháng 3 năm 2022 trong điều kiện quan sát tốt qua kính thiên văn C11 EdgeHD của tôi, từ quê hương phi hành gia ESA, Tiến sĩ Matthias Maurer”, Tiến sĩ Voltmer viết trên Space Weather.

Bức ảnh của Voltmer được Philip Smith, một nhiếp ảnh gia ISS khác, phân tích kỹ hơn và phát hiện cả Chari cũng xuất hiện trong ảnh cùng với Mauer.

Chụp thành công ảnh phi hành gia đang spacewalk ngoài trạm vũ trụ ISS từ... Trái đất
Trạm vũ trụ ISS bay cách Trái đất khoảng 408km.

“Tôi cảm thấy như mình vừa tạo ra một bức ảnh để đời,” Voltmer nói. “Đây có lẽ là bức ảnh chụp từ mặt đất đầu tiên cho thấy hai 'spacewalker' trên ISS cùng một lúc.”

Theo NASA, Raja Chari và Matthias Maurer đã bắt đầu chuyến spacewalk để lắp các ống dẫn hỗ trợ điều chỉnh nhiệt độ trên ISS vào ngày 23 tháng 3 năm 2022. Nhiệm vụ chính của bộ đôi là lắp đặt hệ thống nhiệt và các bộ phận điện tử ở bên ngoài trạm vũ trụ. Maurer và Chari kết thúc nhiệm vụ ngoài trạm vũ trụ của họ trong 6 giờ 54 phút. Đây là nhiệm vụ ngoài không gian thứ hai trong sự nghiệp của Chari và lần đầu tiên của Maurer.

Trạm vũ trụ ISS bay cách Trái đất khoảng 408 km. Được phóng lần đầu vào tháng 11 năm 1998, đến nay ISS đã hoạt động được gần 24 năm. NASA đã lên kế hoạch cho ISS "nghỉ hưu" vào năm 2031. Dự kiện, họ sẽ để ISS từ từ bắt đầu đẩy ngược lại quỹ đạo của chính nó theo chu kỳ đều đặn trong vài năm tới, nhằm giảm dần độ cao hoạt động từ độ cao hiện tại xuống khoảng 340 km vào giữa năm 2030.

Tại thời điểm đó, nhóm phi hành đoàn sẽ thực hiện các công việc cuối cùng trên trạm, bao gồm cả việc dọn sạch mọi vật liệu và thiết bị có thể tái sử dụng được và thực hiện đốt giảm tốc để độ cao giảm nhanh xuống khoảng 280 km. Và đây thời điểm mà NASA coi là "điểm không thể quay lại".

ISS sẽ bốc cháy khi quay trở lại Trái đất, một khu vực hẻo lánh ở Nam Thái Bình Dương đã được chọn làm nơi an nghỉ cuối cùng cho bất cứ thứ gì còn lại của ISS.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngôi sao đang chết giải phóng các vòng tròn bí ẩn

Ngôi sao đang chết giải phóng các vòng tròn bí ẩn

Các nhà thiên văn học phát hiện ngôi sao khổng lồ đỏ V Hydrae đang giải phóng những vòng khói kỳ lạ như sương mù trước khi phát nổ.

Đăng ngày: 04/04/2022
Kính viễn vọng vô tuyến đường kính gấp 30 lần Trái Đất

Kính viễn vọng vô tuyến đường kính gấp 30 lần Trái Đất

Trung Quốc sẽ phóng một đài quan sát quay quanh Mặt Trăng để tạo ra kính viễn vọng vô tuyến đường kính 400.000 km.

Đăng ngày: 03/04/2022
Tàu Blue Origin chở 6 hành khách lên độ cao 100km

Tàu Blue Origin chở 6 hành khách lên độ cao 100km

Hệ thống tên lửa và tàu New Shepard cất cánh thành công tại bãi phóng Launch Site One của Blue Origin, Tây Texas, lúc 20h58 hôm 31/3 (giờ Hà Nội).

Đăng ngày: 02/04/2022
Ý tưởng bọc toàn bộ sao Kim để xây

Ý tưởng bọc toàn bộ sao Kim để xây "thành phố trên mây"

Nhà khoa học NASA nêu ý tưởng chế tạo những khối gạch rỗng lơ lửng ở độ cao 48 km trên sao Kim, tạo thành móng để xây thành phố.

Đăng ngày: 01/04/2022
Có thể đang có sinh vật sống ở mặt trăng sao Mộc Europa

Có thể đang có sinh vật sống ở mặt trăng sao Mộc Europa

Bằng cách tìm ra con đường vận chuyển oxy từ bề mặt xuống đại dương ngầm, nhóm khoa học gia Mỹ có lẽ đã tháo bỏ rào cản cuối cùng về khả năng sinh sống của mặt trăng sao Mộc Europa.

Đăng ngày: 01/04/2022
Các thiên văn học đã thu hẹp được vị trí của hành tinh bí ẩn nhất trong Hệ Mặt trời

Các thiên văn học đã thu hẹp được vị trí của hành tinh bí ẩn nhất trong Hệ Mặt trời

Hành tinh số 9 là một hành tinh giả định có kích thước bằng Sao Hải Vương.

Đăng ngày: 01/04/2022
Bùng nổ bức xạ từ Mặt trời chuẩn bị va chạm với Trái đất ở vận tốc 3 triệu km

Bùng nổ bức xạ từ Mặt trời chuẩn bị va chạm với Trái đất ở vận tốc 3 triệu km

Các nhà khoa học cảnh báo về bão địa từ có khả năng gây nguy hiểm.

Đăng ngày: 01/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News