Tại sao trăn không chết ngạt khi siết mồi?
Các nhà nghiên cứu phát hiện việc dịch chuyển xương sườn giúp trăn siết mồi không tự giết chết chính chúng trong lúc làm con mồi ngạt thở tới chết.
Trăn siết mồi là loài trăn không có nọc độc chuyên giết chết con mồi bằng cách khiến chúng ngạt thở. Với những cơ cực khỏe, loài trăn này thường cuộn tròn quanh con mồi và siết chúng tới chết. Một con trăn lớn có thể giết các động vật như thằn lằn, cầy mangut và thú có túi theo cách như vậy. Tuy nhiên, hành động đó sẽ kiềm chế phổi của chính con trăn. Trước đây, giới nghiên cứu chưa rõ trăn siết mồi tránh ngạt thở bằng cách nào khi giết và ăn con mồi. Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Experimental Biology phát hiện chúng dựa hoàn toàn vào chuyển động của xương sườn.
Trăn quấn chặt quanh con mồi rồi siết cơ để khiến nó ngạt thở. (Ảnh: Jedspics_com)
Để theo dõi cách thở của trăn, nhà khoa học John Capano và Elizabeth Brainerd ở Đại học Brown gắn máy đo huyết áp quanh xương sườn của chúng. Hai máy đeo quanh hai xương sườn ở mỗi con trăn. Trăn có hai phổi nằm dọc chiều dài cơ thể chúng. Sau khi gắn máy đo, nhóm nghiên cứu tăng dần áp suất ở mỗi máy.
Khi áp suất tăng lên, trăn thở bằng cách đẩy xương sườn về phía sau. Tuy nhiên, khi áp suất ép về phía lưng, trăn thở bằng cách đẩy xương sườn lên bên trên. Theo kết quả nghiên cứu, xương sườn gần đáy phổi chỉ dịch chuyển khi xương sườn ở phía trước bị siết chặt. Các nhà nghiên cứu nhận thấy phổi của trăn gần như hoạt động giống ống bễ, đẩy khí qua mặt trước khi trăn không thể thở được và ngược lại.
Theo Capano, phát hiện chỉ ra ít nhất trăn siết mồi và nhiều khả năng mọi loại trăn có thể điều khiển từng phần lồng ngực. Về mặt tiến hóa, xương sườn chắc chắn tham gia vào nhiều hoạt động. Xương sườn cũng góp phần vào các dạng chuyển động khác ở trăn như leo trèo, đào hang và bò trường. Khả năng điều khiển xương sườn có thể là đặc điểm quan trọng khiến trăn khác với các động vật thuôn dài không chân khác.
Đặc điểm trên chắc chắn liên quan tới tổ tiên xa xưa của trăn. Tổ tiên của mọi động vật có màng ối bao gồm trăn rắn, thằn lằn, động vật có vú, chim, cá sấu và rùa dựa hoàn toàn vào xương sườn để thở. Chúng sẽ chịu áp lực trục, có nghĩa khả năng hít thở của chúng giảm đi khi chạy. Đó là lý do thằn lằn mệt rất nhanh nếu bị đuổi gấp.
Thông qua phát hiện, các nhà khoa học cho rằng trăn có thể dịch chuyển vị trí thông khí ở phổi trong lúc trườn, chuyển khu vực chúng dùng để thở tới nơi không bị ảnh hưởng bởi chuyển động.

Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?
Không phải ngẫu nhiên mà sơ mi lại được đi cùng với cà vạt để tạo ra vẻ ngoài chỉn chu sáng ngời cho các quý ông.

Tại sao bình ga lại phát nổ?
Bản chất khí ga khi bị rò rỉ không gây ra cháy nổ tuy nhiên khi rò rỉ khí ga gặp nhiệt độ cao hoặc có tia lửa điện phát ra từ các vật dụng như: bật bóng đèn, hộp quẹt... gây ra nguyên cơ cháy nổ cao.

Vì sao khi máy bay cất cánh, hạ cánh lại chỉ để đèn tối lờ mờ?
Người phi công từng thực hiện rất nhiều chuyến bay lớn này khẳng định rằng để đèn tối mờ là quy trình để đảm bảo sự an toàn cho bản thân bạn chứ không chỉ là vấn đề tối/sáng.

Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?
Thông thường chúng ta luôn nghe nói đến sóng gió, sóng và gió luôn đi liền với nhau, không có gió làm sao có sóng?

Tại sao người ta lại nuốt được kiếm?
Nhiều người nghĩ nuốt kiếm là một trò ảo thuật. Xét cho cùng, như hầu hết các trò ảo thuật khác, nuốt chửng thanh kiếm dường như là một việc bất khả thi đối với người bình thường.

Tại sao mắt người lại có nhiều màu khác nhau?
Màu mắt là độc nhất và riêng biệt như vân tay của mỗi người. Bạn có thể thấy người xung quanh cùng có màu mắt nâu hoặc đen như mình, nhưng chắc chắn màu mắt ấy hoàn toàn khác biệt.
