Vì sao khi băng hà, Võ Tắc Thiên lại ngậm gỗ trong miệng?

Thay vì dùng ngọc như các vua chúa, thành viên hoàng tộc, Võ Tắc Thiên ngậm miếng gỗ trong miệng khi băng hà. Điều này khiến nhiều người tò mò nguyên nhân.

Dưới thời phong kiến ở Trung Quốc, tập tục mai táng của hoàng đế, phi tần và các thành viên hoàng tộc, quý tộc vô cùng phức tạp. Trong số này có việc sau khi qua đời, thi hài người quá cố thường đặt một miếng ngọc hay viên dạ minh châu trong miệng. Vua Càn Long, Từ Hi Thái hậu... đã làm như vậy. Thế nhưng, Võ Tắc Thiên lại lựa chọn khác.


Miếng gỗ ở trong miệng Võ Tắc Thiên mang tác dụng của mộc độc.

Theo các ghi chép lịch sử, sau khi qua đời, trong miệng của Võ Tắc Thiên đặt một miếng gỗ thay vì ngọc hay dạ minh châu như mọi người. Các nhà nghiên cứu cho rằng, Võ Tắc Thiên là người duy nhất lựa chọn như vậy. Từ đây, họ tò mò vì sao bà hoàng này lại làm như vậy?

Do đó, các chuyên gia tiến hành nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ bí ẩn này. Người xưa quan niệm việc đặt ngọc, dạ minh châu trong miệng người chết sẽ giúp người quá cố tiếp tục cuộc sống sung túc ở thế giới bên kia. Thêm nữa, dạ minh châu đặt trong miệng người chết còn được cho là giúp thi hài người quá cố không bị phân hủy. Võ Tắc Thiên không làm theo như vậy phải chăng vì bà không muốn tiếp tục cuộc sống vương giả ở thế giới bên kia và giúp thi hài vẹn nguyên theo thời gian?

Các chuyên gia cho rằng, lý do Võ Tắc Thiên làm điều trái ngược với mọi người có liên quan đến tấm bia không chữ trước lăng mộ của bà.

Cuộc đời của Võ Tắc Thiên được đánh giá có cả công lẫn tội. Trong suốt thời gian nắm quyền, bà hoàng này đối mặt với nhiều khen - chê trái chiều. Do đó, trước lúc chết, Võ Tắc Thiên cho người làm một tấm bia không chữ để người đời sau đánh giá phải trái đúng sai. Xuất phát từ điều này, miếng gỗ đặt trong miệng Võ Tắc Thiên sau khi bà qua đời cũng có ý nghĩa tương tự.

Sách sử thời kỳ đầu của người Trung Quốc được viết trên "mộc độc" (thẻ tre) và "trúc giản" (thẻ gỗ). Vì vậy, miếng gỗ ở trong miệng Võ Tắc Thiên mang tác dụng của mộc độc.

Sau khi qua đời, Võ Tắc Thiên ngậm một thẻ gỗ trong miệng đi sang thế giới bên kia với hàm ý để cho quỷ thần đánh giá. Đây được cho là khí phách và bản lĩnh của nữ hoàng ddế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Không phải ngẫu nhiên mà sơ mi lại được đi cùng với cà vạt để tạo ra vẻ ngoài chỉn chu sáng ngời cho các quý ông.

Đăng ngày: 20/04/2025
Tại sao bình ga lại phát nổ?

Tại sao bình ga lại phát nổ?

Bản chất khí ga khi bị rò rỉ không gây ra cháy nổ tuy nhiên khi rò rỉ khí ga gặp nhiệt độ cao hoặc có tia lửa điện phát ra từ các vật dụng như: bật bóng đèn, hộp quẹt... gây ra nguyên cơ cháy nổ cao.

Đăng ngày: 20/04/2025
Vì sao khi máy bay cất cánh, hạ cánh lại chỉ để đèn tối lờ mờ?

Vì sao khi máy bay cất cánh, hạ cánh lại chỉ để đèn tối lờ mờ?

Người phi công từng thực hiện rất nhiều chuyến bay lớn này khẳng định rằng để đèn tối mờ là quy trình để đảm bảo sự an toàn cho bản thân bạn chứ không chỉ là vấn đề tối/sáng.

Đăng ngày: 20/04/2025
Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?

Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?

Thông thường chúng ta luôn nghe nói đến sóng gió, sóng và gió luôn đi liền với nhau, không có gió làm sao có sóng?

Đăng ngày: 15/04/2025
Tại sao người ta lại nuốt được kiếm?

Tại sao người ta lại nuốt được kiếm?

Nhiều người nghĩ nuốt kiếm là một trò ảo thuật. Xét cho cùng, như hầu hết các trò ảo thuật khác, nuốt chửng thanh kiếm dường như là một việc bất khả thi đối với người bình thường.

Đăng ngày: 13/04/2025
Tại sao mắt người lại có nhiều màu khác nhau?

Tại sao mắt người lại có nhiều màu khác nhau?

Màu mắt là độc nhất và riêng biệt như vân tay của mỗi người. Bạn có thể thấy người xung quanh cùng có màu mắt nâu hoặc đen như mình, nhưng chắc chắn màu mắt ấy hoàn toàn khác biệt.

Đăng ngày: 09/04/2025
Vì sao đi chân trần tốt cho sức khỏe?

Vì sao đi chân trần tốt cho sức khỏe?

Đi chân trần đã được khoa học chứng minh là mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe và cũng được xem là một liệu pháp chữa bệnh thay thế.

Đăng ngày: 07/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News